Ngày 23/9/2019, Bộ chính trị khóa 12 đã ban hành Quy định 205- QĐ/TW “Quy
định về kiểm soát quyền lực và chống chạy chức, chạy quyền” trong công tác cán
bộ, mục đích để chọn được những người cán bộ, đảng viên các cấp có đủ phẩm
chất, năng lực và uy tín giới thiệu dự bầu vào bộ máy lãnh đạo khóa mới. Quy
định đã chỉ cụ thể “6 hành vi chạy chức,
8 nhóm hành vi bao che, tiếp tay cho chạy chức chạy quyền” sẽ bị xử lý
nghiêm minh. Kiên quyết phát hiện, loại bỏ kẻ cơ hội, không đề xuất nhân
sự chạy chọt, tranh thủ lẫn nhau nhằm giới thiệu nhân sự dự bầu vào BCH khóa 13.
Quy định nêu 6 hành vi chạy chức, chạy quyền. Đầu tiên là tiếp cận, thiết lập
quan hệ, hối lộ, mua chuộc người có trách nhiệm, chức vụ, quyền hạn hoặc người
có liên quan nhằm mục đích có được vị trí, chức vụ, quyền lợi. Hành vi chạy
chức, chạy quyền cũng được thể hiện ở việc tranh thủ mọi lúc, mọi nơi, nhất là
các dịp lễ tết, sinh nhật và các cơ hội khác, sử dụng danh nghĩa tình cảm cá
nhân hoặc danh nghĩa tổ chức, cơ quan, đơn vị, cá nhân khác để tặng quà, tiền,
bất động sản; sắp xếp các hoạt động vui chơi, giải trí cho cán bộ lãnh đạo,
người có thẩm quyền hoặc người có liên quan nhằm mục đích được sự ủng hộ, tín
nhiệm, được vị trí, chức vụ, quyền lợi.
Người chạy
chức, chạy quyền còn có thể lợi dụng việc nắm được thông tin nội bộ hoặc thông
tin bất lợi của tổ chức, cá nhân để đặt điều kiện, gây sức ép đối với người có
thẩm quyền, trách nhiệm trong việc giới thiệu, đề cử, bổ nhiệm mình. Hành vi
chạy chức, chạy quyền khác được chỉ ra là dùng lý lịch, xuất thân gia đình,
thành tích công tác của bản thân để mặc cả, cài đặt điều kiện, đòi hỏi vô lý
đối với tổ chức, cá nhân có thẩm quyền, trách nhiệm nhằm có được vị trí, chức
vụ, quyền lợi...
Quy định cũng nêu 8 nhóm hành vi bao che, tiếp tay cho
chạy chức, chạy quyền, bao gồm:
Biết nhân sự có hành vi chạy chức, chạy quyền nhưng che giấu, thỏa hiệp, không
xử lý hoặc không báo cáo cấp có thẩm quyền xử lý; lợi dụng chức vụ, quyền hạn
hoặc dùng uy tín, ảnh hưởng của bản thân và gia đình gợi ý, tác động, gây áp
lực để người khác quyết định hoặc tham mưu, đề xuất, nhận xét, đánh giá, biểu
quyết, bỏ phiếu giới thiệu nhân sự theo ý mình.
Hành vi bao
che, tiếp tay cho chạy chức, chạy quyền còn thể hiện ở việc trì hoãn, không
thực hiện khi thấy bất lợi hoặc chọn thời điểm có lợi đối với nhân sự theo ý
mình để thực hiện quy trình công tác cán bộ... Cán bộ, đảng viên, công chức,
viên chức chạy chức, chạy quyền hoặc bao che, tiếp tay sẽ bị kỷ luật theo quy
định hiện hành; các trường hợp khiển trách, cảnh cáo hoặc cách chức thì bị đưa
ra khỏi quy hoạch cán bộ với thời hạn lần lượt là 18 tháng, 30 tháng và 60
tháng; không bố trí làm công tác tham mưu, nghiệp vụ về tổ chức, cán bộ, kiểm
tra, thanh tra.
Trường hợp
bị khai trừ ra khỏi Đảng thì xem xét buộc thôi việc hoặc chấm dứt hợp đồng lao
động. Theo quy định, đối với các hành vi chạy chức, chạy quyền hoặc bao che,
tiếp tay liên quan đến việc đưa, nhận hối lộ hoặc các vi phạm khác đến mức phải
truy cứu trách nhiệm hình sự thì phải chuyển hồ sơ sang cơ quan chức năng để
xem xét, xử lý theo quy định pháp luật; nghiêm cấm giữ lại để xử lý hành chính.
Về kiểm soát quyền lực trong công tác cán bộ, quy định
nêu cấp uỷ, tổ chức đảng, tập thể lãnh đạo địa phương, cơ quan không được bố
trí những người có quan hệ gia đình (vợ, chồng, bố, mẹ của vợ hoặc chồng,
con, anh chị em ruột) cùng đảm nhiệm các chức danh có liên quan như: Bí thư,
phó bí thư, trưởng ban tổ chức, chủ nhiệm uỷ ban kiểm tra cùng cấp uỷ; chủ tịch
Ủy ban nhân dân và người đứng đầu cơ quan nội vụ, thanh tra cùng cấp ở một địa
phương...
Nghiêm cấm
thành viên cấp uỷ, tổ chức đảng, tập thể lãnh đạo để người khác, nhất là vợ,
chồng, bố, mẹ, con đẻ, con nuôi, con dâu, con rể, anh chị em ruột lợi dụng chức
vụ, quyền hạn, uy tín của mình để thao túng, can thiệp công tác cán bộ. Quy
định cũng nghiêm cấm việc gặp gỡ, tiếp xúc, trao đổi với nhân sự trái quy định
trong quá trình thực hiện công tác cán bộ.
Đối với
nhân sự là người đang được các cấp có thẩm quyền xem xét, thực
hiện quy trình công tác cán bộ, quy định nghiêm cấm việc trực tiếp hoặc thông
qua người khác, phương tiện truyền thông đại chúng, mạng xã hội để phát tán
thông tin không đúng sự thật, tố cáo sai sự thật nhằm đề cao bản thân, hạ thấp
uy tín người khác trong công tác cán bộ.
Theo ý kiến trả lời
các cơ quan báo chí (25/9/2019), Ông Hoàng Trọng Hưng, Chánh Văn phòng Ban Tổ
chức TƯ (Tổ trưởng Tổ biên tập đề án về vấn đề này) chia sẻ, đây là lần đầu
tiên Bộ Chính trị ban hành một văn bản riêng về việc kiểm soát quyền lực trong
công tác cán bộ và chống chạy chức, chạy quyền.” về chuẩn bị nhân sự nhiệm kỳ
mới và đã được toàn thể nhân dân rất đồng tình ủng hộ chủ trương đúng đắn này
của Trung ương khóa 12.
Theo ông Hưng, việc
Bộ Chính trị ban hành Quy định nhằm tiếp tục cụ thể hóa Nghị quyết Đại hội 12 của
Đảng và các nghị quyết của Trung ương về xây dựng Đảng. Trong đó, Nghị quyết 26
Hội nghị Trung ương 7 đã yêu cầu xây dựng, hoàn thiện thể chế để kiểm soát
quyền lực trong công tác cán bộ; nhận diện rõ, đấu tranh quyết liệt, hiệu quả
với các trường hợp có biểu hiện, hành vi chạy chức, chạy quyền. Nghị quyết cũng
yêu cầu "kiên quyết không để lọt những người không xứng đáng, những người
chạy chức, chạy quyền vào đội ngũ cán bộ…”; nâng cao ý thức trách nhiệm, lòng
tự trọng và danh dự của cán bộ, đảng viên để hình thành văn hóa không chạy chức,
chạy quyền.
Tổng bí thư, Chủ
tịch nước Nguyễn Phú Trọng tại hội nghị TƯ 7, khóa 12 đề cập việc hoàn thiện
thể chế kiểm soát quyền lực và chống tệ chạy chức, chạy quyền, thân quen, cánh
hẩu, lợi ích nhóm trong công tác cán bộ. Tổng bí thư cũng yêu cầu phát hiện và
xử lý kịp thời, nghiêm minh các tổ chức, cá nhân vi phạm kỷ luật của Đảng, pháp
luật của Nhà nước, lạm dụng, lợi dụng quyền lực để thực hiện những hành vi sai
trái trong công tác cán bộ hoặc tiếp tay cho tệ chạy chức, chạy quyền.
Trong thời điểm các
cấp ủy triển khai Chỉ thị 35 của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến
tới Đại hội Đảng 13, việc ban hành và thực hiện Quy định này càng cần thiết đối
với công tác chuẩn bị nhân sự của nhiệm kỳ mới, bảo đảm cho việc lựa chọn được
người đủ phẩm chất, năng lực và uy tín vào bộ máy lãnh đạo.
Cả hệ thống chính
trị “Cần lên án mạnh mẽ chạy chức, chạy quyền”
Chánh Văn phòng Ban
Tổ chức TƯ chia sẻ, để thực hiện hiệu quả quy định này, ngoài việc nâng cao
nhận thức, trách nhiệm cho cán bộ, đảng viên và toàn xã hội, cần đẩy mạnh công
tác giáo dục chính trị, tư tưởng, đề cao danh dự, lòng tự trọng, hình thành văn
hóa, môi trường lành mạnh trong bố trí, bổ nhiệm, giới thiệu ứng cử. "Cần
lên án mạnh mẽ việc chạy chức, chạy quyền và các hiện tượng tiêu cực khác trong
công tác cán bộ", ông Hưng nhấn mạnh. Đồng thời, phải đề cao ý thức trách
nhiệm của người đứng đầu; thực hiện nghiêm Quy định này gắn với thực hiện có
hiệu quả quy định về trách nhiệm nêu gương, nâng cao chất lượng công tác kiểm
tra, giám sát việc thực hiện quy định của cấp ủy, tổ chức đảng các cấp.
Đẩy mạnh công tác
kiểm tra, giám sát, thanh tra định kỳ, đột xuất trong công tác cán bộ, xây dựng
và quản lý đội ngũ cán bộ; coi
trọng cả cảnh báo, phòng ngừa và xử lý nghiêm minh sai phạm.
Trong đó, cấp ủy
các cấp thường xuyên tự kiểm tra, tự đánh giá công tác cán bộ, thực hiện cấp
trên kiểm tra, giám sát, thanh tra cấp dưới và cấp dưới giám sát cấp trên, giám
sát chéo giữa các cơ quan, tổ chức, giám sát của nhân dân; tăng cường kiểm tra,
giám sát, thanh tra nội bộ và theo chuyên đề, chuyên ngành.
Nêu cao ý thức trách nhiệm tự phê bình và phê bình của tập
thể và của cá nhân cán bộ, đảng viên trong công tác tổ chức cán bộ, khắc phục
việc nể nang, né tránh, ngại va chạm hoặc lợi dụng để đả kích, nói xấu hoặc
thực hiện ý đồ cá nhân...
Điều căn bản là phải xây dựng cho được một môi trường lành
mạnh, văn hóa, đề ra cơ chế hữu hiệu để kiểm soát quyền lực trong công tác cán
bộ. Theo đó, quy định này của Bộ Chính trị đã có các biện pháp cụ thể, cần
thiết và mạnh mẽ. Nói về những
hành vi bị nghiêm cấm, trong đó có hành vi "dùng lý lịch, xuất thân
gia đình, thành tích công tác của bản thân" để mặc cả chức vụ, ông Hưng
cho rằng, thực tế có những cán bộ khi được tổ chức sắp xếp vào vị trí nào đó
nhưng họ lại dùng thành tích, lý lịch gia đình để đòi hỏi vị trí khác. Việc mặc
cả trong công tác cán bộ tạo ra môi trường không tốt.
Mục đích cuối cùng của Quy định 205-
QĐ/TƯ là nhằm tạo ra môi trường lựa chọn, tuyển dụng nhân sự cho công tác cán
bộ thật sự khách quan, minh bạch, dân chủ; cùng với nhân dân, cấp ủy các cấp từ
Trung ương đến các địa phương cần sáng suốt lựa chọn được những cán bộ “vừa
hồng, vừa chuyên” xứng đáng, có uy tín để gánh vác trọng trách là “công bộ của
dân” đứng trong bộ máy lãnh đạo các cấp trước thềm Đại hội 13 của Đảng ta./.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét