Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: “Cán bộ là cái gốc của mọi công việc”. Đảng ta khẳng định công tác cán bộ là khâu “then chốt” của “then chốt”, quyết định sự thành bại hay không là do đội ngũ làm công tác cán bộ. Từ thực tế sai phạm của đội ngũ cán bộ, đảng viên những năm qua, nhiệm kỳ đại hội 12 và những tháng đấu nhiệm kỳ 13 toàn đảng có hơn 830000 cán bộ, đảng viên vi phạm đến mức phải xử lý kỷ luật, trong đó có 113 cán bộ thuộc diện Trung ương quản lý, 27 UVTW Đảng, nguyên UVTƯW Đảng; 04 UVBCT, nguyên UVBCT bị thi hành kỷ luật đó là những bài học sâu sắc trong công tác tuyển chọn và giới thiệu cán bộ, tránh không để cán bộ xấu có cơ hội leo cao, chui sâu vào bộ máy, nhất là cán bộ thuộc diện cấp chiến lược.
Không phải chỉ cấp chiến lược mà lãnh đạo quản lý ở tất cả
các cấp, kể cả cấp cơ sở mà “cơ hội chính trị”, không trong sáng, không toàn
tâm toàn ý với công việc khi "lọt" vào cơ quan lãnh đạo sẽ tác động
xấu đối với Đảng, có thể dùng chức quyền của mình để vụ lợi, trục lợi, leo lên
chức cao hơn. Chống “cơ hội chính trị” chính là bảo vệ chính trị nội bộ tốt
nhất, để không cho những phần tử xấu lọt vào ban lãnh đạo các cấp, đặc biệt cấp
chiến lược nhằm làm trong sạch hàng ngũ lãnh đạo.
Theo Thường trực Ban Bí thư, trưởng Ban Tổ chức Trung ương
Trương Thị Mai, trước đây có hiện tượng “chạy” quy hoạch, tiêu cực trong công
tác quy hoạch. Bây giờ làm dân chủ công khai, khách quan, đặc biệt chống “chạy”
quy hoạch, chống tiêu cực trong quy hoạch. Lần này làm thận trọng bài bản, chặt
chẽ về mặt quy trình theo kế hoạch của Bộ Chính trị. Tại các Hội nghị Trung
ương khi bàn về công tác cán bộ , Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định quan
điểm: “Không để "lọt" về công tác cán bộvào Trung ương những người có
biểu hiện cơ hội chính trị, tham nhũng, lợi ích nhóm, vun vén cho gia đình…
Thực tế cho thấy, tình trạng “chạy chức, chạy quyền”, “chạy
quy hoạch”, “chạy luân chuyển” còn xảy ra, gây bức xúc trong dư luận xã hội.
Nhiều vụ việc bổ nhiệm cán bộ “thần tốc”, “cả nhà làm quan”, … đã trở thành là
những bài học tiêu biểu đắt giá trong công tác cán bộ. Theo Bộ trưởng Bộ Nội vụ
Phạm Thị Thanh Trà, việc quy hoạch, lựa chọn cán bộ các cấp, nhất là cán bộ cấp
chiến lược không nên trình tự, cần có bước đột phá, tránh tình trạng “xếp
hàng”. Bộ trưởng Bộ Nội vụ nhấn mạnh: “Người nào nếu đủ trình độ, có tài, uy
tín, đủ tiêu chuẩn thì đề nghị lựa chọn. Tôi đề nghị nên có hình thức thảo luận
và có số “dư”. Tiêu chuẩn điều kiện như nhau thì cùng có cơ hội như nhau. Tôi
nghĩ không có xếp hàng, không trình tự và có số dư để có bước đột phá trong
công tác cán bộ”. Đồng thời khi tổ chức, cá nhân, dư luận xã hội phát hiện cán
bộ sai phạm, Đảng, Nhà nước, Chính Phủ cần có những hình thức, biện pháp xử lý
kiên quyết, triệt để và hiệu quả “không có vùng cấm”, “không có ngoại lệ”./.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét