Cuối giờ làm việc ngày
23/102018, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã tiến hành bỏ
phiếu kín để bầu Chủ tịch nước. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được Ban chấp
hành Trung ương Đảng thống nhất rất cao giới thiệu để Quốc hội bầu giữ chức vụ
Chủ tịch nước nhiệm kỳ 2016 - 2021.
Trưởng ban Kiểm phiếu
Bùi Văn Cường công bố kết quả kiểm phiếu bầu Chủ tịch nước. Theo đó,
99,79% đại biểu Quốc hội đã bỏ phiếu bầu Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng giữ chức
Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam nhiệm kỳ 2016 – 2021.
Trong quá khứ, việc
Tổng bí thư đồng thời làm Chủ tịch nước là việc không quá xa lạ với chúng ta,
bởi lẽ vào ngày 11 đến 19/2/1951, Đại hội lần thứ II của Đảng đã bầu Chủ tịch
nước Hồ Chí Minh làm Chủ tịch Đảng. Trong quá trình đương chức, dưới sự lãnh
đạo trực tiếp của Ban chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị và Chủ tịch Hồ Chí
Minh, đất nước ta đã vượt qua muôn vàn khó khăn, thử thách, đánh bại thực dân
Pháp, đế quốc Mỹ, làm nên chiến thắng lừng lẫy năm châu, trấn động địa cầu. Có
thể thấy rằng, việc Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng được giới thiệu với Quốc hội
để bầu chức danh Chủ tịch nước, nghĩa là trong tương lai rất gần, đồng chí Tổng
bí thư đồng thời là Chủ tịch nước. Đó cũng là sự phù hợp với xu thế chính trị
của thời đại, đáp ứng sự vận động hết sức nhanh và mạnh của một thế giới phẳng.
Điều này có nghĩa là sự kiện tháng 2/1951 lại được tiếp nối, tái hiện trong Hội
nghị Trung ương 8 khóa XII. Đây là sự kiện có tính quy luật của lịch sử, là kết
quả phát triển tất yếu và lịch sử đã lựa chọn, nhân dân đã lựa chọn.
Bên cạnh đó, việc Hội
nghị lần thứ 8, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã thống nhất rất cao (100%) giới
thiệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng để Quốc hội bầu giữ chức vụ Chủ tịch nước
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khoá XIV là phù
hợp với xu thế phát triển của thời đại. Theo đó, kết quả, 175/175 Ủy viên chính
thức của Ban chấp hành Trung ương Đảng đã đồng ý giới thiệu Tổng Bí thư Nguyễn
Phú Trọng để Quốc hội bầu làm Chủ tịch nước. Chỉ có đồng chí Đinh Thế Huynh
vắng mặt vì đang điều trị bệnh. Đây là điều hợp ý Đảng, lòng dân bởi lẽ, trong
thời gian qua, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã làm được rất nhiều việc, được
nhân dân tin tưởng, ủng hộ nên việc Ông được giới thiệu để Quốc hội bầu giữ
thêm chức vụ Chủ tịch nước là rất tốt. Bên cạnh đó, BCH Trung ương đã giới
thiệu Tổng bí thư là người có đủ đức, tài, đúng người, đúng việc, xứng đáng vào
vị trí cực kỳ quan trọng, xứng tầm quốc gia và quốc tế. Nhân dân tuyệt đối tin
tưởng, đồng tình ủng hộ và kính mong Tổng bí thư nhận trọng trách cao cả này để
phụng sự Tổ quốc, phục vụ Đảng và nhân dân được lâu hơn, nhiều hơn. Việc 100%
Ủy viên Trung ương bỏ phiếu thống nhất rất cao giới thiệu Tổng Bí thư để Quốc
hội bầu làm Chủ tịch nước đã nói lên tất cả sự uy tín, mẫu mực cao của Ông.
Những việc làm của Tổng Bí thư trong xây dựng, chỉnh đốn Đảng, chống tiêu cực,
tham nhũng từ đầu nhiệm kỳ đến nay đã được toàn Đảng, toàn quân, toàn dân, thậm
chí bạn bè quốc tế thừa nhận, đánh giá rất cao.
Tuy nhiên, hiện nay,
đông đảo dư luận, người dân gọi việc Tổng bí thư đồng thời là Chủ tịch nước
bằng cụm từ “Nhất thể hóa” còn đang là vấn đề gây ra nhiều tranh cãi. Đó là một
cách gọi dễ hiểu, tuy nhiên cần hiểu việc “nhất thể hóa” như thế nào cho đúng?
Trước hết, chúng ta có thể thấy rằng đây không phải là vấn đề kiêm nhiệm chức
danh hay nhất thể hóa mà đây là tình huống không may xảy ra khi Chủ tịch nước
Trần Đại Quang do mắc bệnh hiểm nghèo và từ trần, giờ khuyết chức danh này thì cần có người thay thế
để tiếp tục công việc. Theo đó, Bộ Chính trị, Trung ương đã có nhiều phương án,
nhưng qua quá trình trao đổi rất dân chủ, trách nhiệm, Trung ương đã thống nhất
rất cao giới thiệu Tổng Bí thư để Quốc hội bầu giữ chức Chủ tịch nước. Đây là ý
kiến của Trung ương, còn ra Quốc hội bầu có được không? thì cần phải chờ đợi
kết quả tại Quốc hội. Vì vậy, chúng ta không nên nói là Tổng bí thư kiêm Chủ
tịch nước, nói tắt thì được nhưng không đúng tiêu chí. Đây là hai cơ chế hoàn
toàn khác nhau, hai cơ quan khác nhau, không thiên vai nào chính vai nào phụ;
đồng thời cũng không nói nhất thể hoá. Nói một cách dễ hiểu thì đây là bầu cho
một người để làm hai công việc này.
Có thể thấy rằng, việc
Tổng Bí thư đồng thời là Chủ tịch nước là việc tự nhiên trong đời sống chính
trị của nhiều nước. Người đứng đầu Đảng cầm quyền, đều là người đứng đầu Nhà
nước hoặc đứng đầu Chính phủ. Đây không phải việc lạ hoặc học theo quốc gia nào
khác. Tuy nhiên, chúng ta phải hiểu rằng đây không phải là vấn đề kiêm nhiệm
chức danh mà nói theo một cách dễ hiểu thì đây là bầu cho một người để làm hai
công việc.
K’Sor H (Tổng hợp)