Thứ Hai, 1 tháng 10, 2018

CẢNH GIÁC VÀ KIÊN QUYẾT ĐẤU TRANH VỚI NHỮNG LỜI KÊU GỌI BIỂU TÌNH CỦA KẺ XÂU

Trong thời gian từ tháng 4 năm 2016 đến nay, lời dụng các sự kiện chính trị quan trọng của đất nước và quốc tế, các tổ chức phản động, số đối tượng chống đối chính trị, cơ hội chính trị trong và ngoài nước đã cấu kết, kích động, lôi kéo những người dân nhẹ dạ, cả tin tham gia tụ tập đông người, biểu tình, gây rối an ninh trật tự trên địa bàn một số tỉnh, thành phố với những phương thức, thủ đoạn tinh vi, nguy hiểm, gối rối trật tự xã hội.
Bản chất của các cuộc biểu tình nó là như thế nào?. Điểm chung của các phong trào này là đều sử dụng phương thức đấu tranh bất bạo động thông qua các cuộc biểu tình dưới danh nghĩa đấu tranh cho các vấn đề nổi cộm, thu hút sự tham gia của đông đảo người dân, đặc biệt là giới trẻ, sinh viên, công nhân…dần dần dẫn đến xung đột giữa các lực lượng chức năng, chính quyền với người biểu tình. Một điểm nữa chúng ta có thể nhận thấy đó là các cuộc biểu tình, tuần hành này đều được các thế lực thù địch bên ngoài cấu kết với bọn phản động, chống đối chính trị trong nước lên kế hoạch, tuyên truyền bằng các bài báo, trên các trang mạng xã hội… nhằm loan truyền để thu hút nhiều người tham gia.
Không khó để nhận ra ở đó có sự chỉ đạo, nhúng tay và hỗ trợ nguồn tài chính cho các đối tượng trong nước nhằm thực hiện được âm mưu, ý đồ của chúng.
Hậu quả của các cuộc tụ tập trái phép, biểu tình, gây rối an ninh trật tự không chỉ gây ra cản trở giao thông, an ninh trật tự; ảnh hưởng đến công việc buôn bán, kinh doanh của người dân, sự ổn định và phát triển của thành phố, mà còn tạo cớ để thực hiện những âm mưu thâm độc, nguy hiểm như đả kích Đảng và Nhà nước, cao hơn là bọn chúng kích động đám đông, chuyển thành bạo động phá hoại, gây tiếng vang, tiến tới bạo loạn chính trị lật đổ chế độ và chính quyền của Nhân dân.
Thực ra thì không khó để thấy bản chất của các cuộc tuần hành, biểu tình này là một dạng thức nhằm thực hiện các cuộc “Cách mạng màu” với mục đích chính vẫn là nhằm chống đối Đảng và Nhà nước hay xa hơn là tiến tới một cuộc cách mạng lật đổ chế độ - Cách mạng không tiếng súng – Cách mạng màu như đã diễn ra ở một loạt nước Trung - Đông Âu và Trung Á vào đầu những năm 2000. Trong đó nổi bật là "Cách mạng 5 tháng 10" ở Serbia (năm 2000), "Cách mạng hoa hồng" ở Gruzia (2003), "Cách mạng cam" ở Ukraina (2004), "cách mạng Tulíp" ở Kyrgyzstan (2005)…
Do đó, mỗi cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân cần bình tĩnh, sáng suốt để hiểu rõ bản chất từng sự việc, nắm vững quan điểm, chủ trương của Đảng và Nhà nước ta về giải quyết các vấn đề liên quan đến tranh chấp biển, đảo và bảo vệ Tổ quốc. Cần thể hiện lòng yêu nước, sự quan tâm đến các vấn đề, sự kiện của đất nước một cách tỉnh táo và bằng những hành động thiết thực nhất. Tự nâng cao nhận thức, ý thức cảnh giác, không bị lợi dụng, không tham gia biểu tình, đấu tranh với số biểu tình, không cho các thế lực thù địch lợi dụng để thực hiện âm mưu, ý đồ của chúng.
Trước hết, trong lúc này, các cấp ủy Đảng, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể, mỗi cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên phải nâng cao ý thức trách nhiệm, tập trung triển khai các giải pháp nắm chắc tình hình, diễn biến tư tưởng, tâm trạng của cán bộ, đảng viên và các giới Nhân dân tại từng địa phương, khu phố, từng cơ quan, đơn vị, xí nghiệp, nhà máy, trường học… đặc biệt là giới trẻ, học sinh, sinh viên, công nhân lao động.
Thường xuyên quan tâm nắm bắt và giải quyết tốt các vấn đề gây bức xúc trong nhân dân. Kịp thời tuyên truyền và định hướng những chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước đến Nhân dân; nắm bắt những diễn biến tiêu cực, tâm trạng, dư luận xã hội để phản ánh kịp thời đến các cơ quan chức năng.
Chủ động phòng, chống những tác động xấu gây ảnh hưởng đến từng địa phương, đơn vị; không để xảy ra các sự cố, có thể “tạo cớ” cho các thế lực xấu lợi dụng thổi phồng, xâu chuỗi hiện tượng để tuyên truyền xuyên tạc, kích động gây phức tạp thêm tình hình, góp phần hạn chế việc lợi dụng, tham gia tụ tập trái phép, biểu tình gây rối an ninh trật tự trong thời gian tới./.


0 nhận xét:

Đăng nhận xét