Như chúng ta đã biết, vào hồi 23h12 phút ngày 1/10/2018, nguyên Tổng Bí
thư Đỗ Mười đã trút hơi thở cuối cùng tại bệnh viện Trung ương Quân đội 108, hưởng
thọ 102 tuổi. Sự ra đi của nguyên tổng bí thư là một mất mát vô cùng to lớn đối
với gia đình, người thân và với Đảng, Nhà nước Việt Nam. Trước sự kiện này,
Nhân dân cả nước ai cũng bày tỏ lòng thành kính tiếc thương trước sự ra đi của
nguyên tổng bí thư.
Tuy nhiên, lợi dụng sự kiện này các thế lực thù địch, những kẻ mang tư tưởng
bất mãn, hằn thù với Đảng, Nhà nước ta đã kiếm cớ để “chọc ngoáy”, xuyên tạc nhằm
bôi nhọ chế độ, nói xấu chính quyền đó là điều dễ hiểu và chúng ta đã đoán được
trước. Chúng đã thể hiện dã tâm thâm độc, đầy ác ý, một âm mưu chính trị đê hèn
tung tin thất thiệt để gây nhiễu loạn thông tin, hòng trục lợi chính trị, phá
hoại Đảng và Nhà nước, gây hoang mang dư luận.
Trên các diễn đàn, luận điệu phổ biến của chúng là cố tình gắn sự ra đi của
nguyên Tổng Bí thư Đỗ Mười với sự ra đi của Chủ tịch nước Trần Đại Quang để thổi
phồng sự việc thành chuyện trùng tang theo thuyết tâm linh, rồi tung tin cho rằng:
“Cộng sản Việt Nam đã đến hồi mạt vận, chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam sắp đến
hồi tiêu vong”. Dù rằng, chúng đều biết cụ Mười ra đi ở tuổi 102 là cái tuổi
xưa nay hiếm và sự ra đi của nguyên tổng bí thư Đỗ Mười là theo quy luật sinh –
lão – bệnh – tử, hiếm ai sống lâu hơn được nữa. Nhưng chúng đã táng tận lương
tâm, bày tỏ sự hả hê, vui sướng trước sự ra đi của nguyên tổng bí thư, nhạo
báng, xuyên tạc, hạ thấp uy tín, phủ nhận những công lao đóng góp của nguyên tổng
bí thư đối với dân tộc Việt Nam.
Nổi bật nhất cho những hành vi táng tận lương tâm đó là “nhà báo” Võ Văn
Tạo ở Nha Trang đăng bức hình cố Chủ tịch nước Trần Đại Quang thăm cụ Đỗ Mười
kèm theo lời bình luận: “Tay bắt, mặt mừng dưới tầng 19 rồi nhá”; hay như Trần
Trung Đạo, giáo viên ở Thanh Chương, Nghệ An đăng thông tin báo chí nói về việc
cụ Đỗ Mười từ trần và bình luận: “Thông báo lúc nửa đêm, chẳng lẽ đi nhậu dừ”,
còn Face Trịnh Gấm xuyên tạc: “Hắn là nguyên nhân cái chết của hàng vạn binh lính
Việt Nam Cộng hòa trong trại cải tạo. Hắn đày hàng triệu người Miền Nam đi kinh
tế mới. Hắn cướp của trắng trợn đồng bào Miền Nam qua 2 cuộc đánh tư sản và nhiều
cuộc đốt tiền. Hắn là tên đồ tể Cộng sản độc ác nhất sau năm 1975”. Có thể thấy,
đây là những luận điệu đầy tanh tưởi của những kẻ táng tận lương tâm, của những
kẻ đi ngược lại dòng chảy của lịch sử, cố tình bóp méo sự thật, bôi đen lịch sử.
Bởi đơn giản một điều rằng: Ai cũng biết cụ Đỗ Mười là người đã dành cả đời
mình để cống hiến cho đất nước, cho dân tộc. Cụ thuộc thế hệ tiền bối, là đội
ngũ cán bộ trung kiên của Đảng, là người đã từng kinh qua các cuộc chiến tranh
bảo vệ Tổ quốc. Năm 19 tuổi Cụ đã tham gia hoạt động trong phong trào Mặt trận
bình dân. Năm 1939 Cụ gia nhập Đảng Cộng sản Đông Dương. Năm 1941 Cụ bị thực
dân Pháp bắt và kết án 10 năm tù giam tại Hoả Lò – Hà Nội. Tháng 3/1945, Cụ vượt
ngục và tiếp tục hoạt động cách mạng, tham gia Tỉnh uỷ Hà Đông, trực tiếp lãnh
đạo cuộc Tổng khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Đông. Trên cương vị Chủ tịch Hội
đồng Bộ trưởng và Tổng Bí thư, cụ Đỗ Mười đã để lại dấu ấn to lớn đối với quá
trình đổi mới cũng như con đường phát triển của Việt Nam trong những thập niên
vừa qua. “Một quyết định đầy tính uyển chuyển và thực tế của Cụ là cho đình chỉ
in tiền, nâng lãi suất ngân hàng, phá giá đồng tiền Việt Nam, cho kinh doanh
vàng bạc tự do. Điều đó đã giúp Việt Nam chống lạm phát phi mã thành công
trong cuộc khủng hoảng kinh tế xã hội cuối những năm 1980. Có thể nói nguyên tổng
bí thư Đỗ Mười cùng với Nguyễn Văn Linh
là hai người để lại dấu ấn lớn nhất và là những người “đặt đường ray” cho thời
kỳ đổi mới của Việt Nam.
Có thể nói chỉ có những kẻ thiếu hiểu biết về lịch sử mới phủ nhận công
lao của nguyên tổng bí thư Đỗ Mười đối với dân tộc Việt Nam. Do vậy, mỗi chúng
ta phải không ngừng nâng cao cảnh giác, đập tan những luận điệu xuyên tạc này.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét