Thứ Hai, 22 tháng 10, 2018

TỔNG BÍ THƯ LÀM CHỦ TỊCH NƯỚC LÀ BƯỚC ĐỘT PHÁ ĐÚNG ĐẮN CỦA CÁCH MẠNG VIỆT NAM

Trước, trong và sau khi Hội nghị trung ương 8 khóa 12 diễn ra, trong đó có nội dung: Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã thống nhất giới thiệu đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam để Quốc hội bầu giữ chức vụ Chủ tịch nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khoá XIV.
Nhân lợi dụng sự kiện này đã có nhiều quan điểm của các thế lực thù địch với nội dung cho rằng: nội bộ ĐCSVN dang có vấn đề, đang xảy ra hiện tượng tranh dành quyền lực lẫn nhau, có biểu hiện Tổng Bí thư tham nhũng quyền lực trong Đảng. Đây là những quan điểm, luận điệu hoàn toàn phản động của kẻ thù, có dụng ý chống phá Đảng, Nhà nước Việt Nam, phá vỡ mối đoàn kết đại dân tộc. Nên chúng ta phải nhận thức đúng và cảnh giác, kiên quyết đấu tranh với những ý đồ đen tối trên.
 Để làm rõ và giải thích vấn đề trên. Trao đổi với báo giới sáng nay 6-10, TS. Nguyễn Sĩ Dũng đánh giá việc Trung ương giới thiệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng để Quốc hội bầu giữ chức vụ Chủ tịch nước là một bước tiến dài ở nước ta, phù hợp với xu thế chung trên thế giới.
Sáng ngày 6 tháng 10 năm 2018, TS, Nguyễn Sĩ Dũng, nguyên Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, đã có những chia sẻ với báo chí về sự kiện Hội nghị Trung ương 8 Khóa XII vào ngày 3-10 vừa qua đã thống nhất rất cao (100%) giới thiệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng để Quốc hội bầu giữ chức vụ Chủ tịch nước tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội khoá XIV, khai mạc ngày 22-10-2018.
TS, Nguyễn Sĩ Dũng, Nguyên Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội cho rằng những lợi ích của việc Tổng Bí thư kiêm Chủ tịch nước đã quá rõ, thể hiện cả trong công tác lãnh đạo của Đảng, quản lý điều hành của nhà nước.
TS, Nguyễn Sĩ Dũng cũng dẫn chứng đây không phải là lần đầu tiên ở Việt Nam Tổng Bí thư làm Chủ tịch nước. Ở nước ta, sau khi ra đời Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Chủ tịch Hồ Chí Minh, lãnh tụ tối cao của Đảng đồng thời là Chủ tịch nước cho đến khi từ trần vào tháng 9-1969.
“Tổng Bí thư làm Chủ tịch nước là một xu thế lành mạnh, đi đúng hướng của chúng ta”- nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội nhấn mạnh.
Sau sự kiện Ban chấp hành Trung ương Đảng thống nhất 100% giới thiệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng để Quốc hội bầu giữ chức vụ Chủ tịch nước, một số ý kiến gọi đây là “nhất thể hóa”, tuy nhiên, TS Nguyễn Sĩ Dũng cho rằng gọi “nhất thể hóa” là chưa hoàn toàn chính xác, đang có sự nhầm lẫn nhất định.
“Trong trường hợp này là Tổng Bí thư làm Chủ tịch nước, có nghĩa một người giữ cùng lúc hai chức vụ. Một lãnh đạo nhưng thực hiện đồng thời quyền hạn và nhiệm của Tổng Bí thư về mặt Đảng, đồng thời thực hiện quyền hạn và nhiệm vụ của Chủ tịch nước về mặt nhà nước. Do đó, trường hợp này không phải gộp quyền hạn, nhiệm vụ đó vào làm một” - nguyên Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội phân tích./.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét