Để xây dựng nhân cách "Bộ đội Cụ Hồ" cần xác
định mô hình nhân cách “Bộ đội Cụ Hồ” trong giai đoạn cách mạng mới làm
chuẩn mực rèn luyện cho cán bộ, chiến sĩ QĐND.
Định hướng giá trị nhân cách là cơ
sở bên trong quan trọng nhất quy định các hướng hành vi và lối sống của “Bộ đội
Cụ Hồ” trong hoạt động quân sự và quan hệ giao tiếp xã hội. Làm cho mỗi quân
nhân hướng vào những giá trị đích thực, giá trị chân chính là một trong những
nhiệm vụ rất quan trọng của các cấp lãnh đạo chỉ huy bộ đội. Nhiệm vụ đó càng
trở nên quan trọng hơn bởi sự tác động mạnh mẽ của điều kiện kinh tế-xã hội hiện
nay kéo theo sự biến động của các giá
trị, thang giá trị và làm phức tạp thêm quá trình lựa chọn chúng từ phía các nhóm,
các giai tầng xã hội, trong đó có đội ngũ cán bộ, chiến sĩ Quân đội.
Mô hình nhân cách “Bộ đội Cụ Hồ” dưới góc độ định hướng giá trị có thể được khái
quát thành các nhóm định hướng giá trị chủ yếu sau đây: Định hướng giá trị chính
trị tư tưởng; Định hướng giá trị đạo đức
lối sống; Định hướng giá trị nghề nghiệp. Bài viết này chúng tôi chỉ bàn về một nội dung định hướng đó là định hướng giá trị chính trị tư tưởng, các nội dung định hướng khác chúng tôi sẽ bàn sau:
Như chúng ta đã biết mỗi cán bộ chiến sĩ quân đội nhân dân Việt Nam trước hết và trên hết phải là những con người
hướng tới mục tiêu lý tưởng của Đảng cộng sản, của Nhà nước cộng hoà xã
hội chủ nghĩa Việt nam.
Lý tưởng chiến đấu của mọi cán bộ, chiến
sĩ QĐNDVN có cội nguồn từ sự giác ngộ dân tộc và giác ngộ giai cấp, từ đó mà thấm
nhuần tư tưởng “độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội”. Bất kỳ một định hướng giá
trị nào cũng phải cùng chiều với định hướng xã hội chủ nghĩa, hướng mà Đảng và
nhân dân ta đã lựa chọn. Đây luôn là định hướng chủ đạo của nhân cách “Bộ
đội Cụ Hồ”.
Cốt lõi của sự giác ngộ về dân tộc, giác
ngộ về giai cấp của cán bộ chiến sĩ chính là mức độ “trung với Đảng, hiếu với dân”.
Định hướng giá trị chính trị tư tưởng hiện nay của cán bộ, chiến sĩ càng đặc
biệt quan trọng bởi tính chất phức tạp của cuộc đấu tranh giai cấp, khi mà chủ
nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch, phản động đang dồn sức vào “phi chính trị hoá” để
làm chệch hướng chính trị của quân đội, tách quân đội khỏi Đảng và nhân dân.
Sự kiên định về mục tiêu lý tưởng chiến
đấu cũng chính là bản lĩnh chính trị của cán bộ chiến sĩ. Đó là sự chín
muồi của phẩm chất chính trị giúp người quân nhân có thể quyết định một cách độc
lập, sáng tạo, đúng định hướng chính trị của Đảng và dân tộc trước những tình
huống phức tạp về chính trị, không giao động trước các tác động phi chính trị
hoặc chính trị thù địch.
Bản lĩnh chính trị của người quân nhân cũng là sự biểu hiện tập trung của niềm tin cộng sản và lòng trung thành vô hạn
của họ đối với Đảng và nhân dân. Hiện tại cũng như tương lai, đội ngũ cán bộ chiến sĩ luôn là người tiên phong truyền bá chủ trương, đường lối của Đảng vào đông đảo các tầng lớp trong xã hội và nhân dân. Người quân nhân phải là tấm gương mẫu mực về phục vụ Tổ quốc một cách trung thực và tự
nguyện; luôn luôn tận tuỵ với nghĩa vụ quân sự, lúc nào cũng sẵn sàng cống hiến
tất cả nghị lực, trí tuệ và nếu cần, cả cuộc sống của mình cho sự nghiệp cách mạng
của Đảng.
Nhận thức rõ ý nghĩa đặc biệt quan trọng
về bản lĩnh chính trị của đội ngũ cán bộ, chiến sĩ Đảng ta đã xác định việc nâng cao bản
lĩnh chính trị, phẩm chất và năng lực của cán bộ, đảng viên là nội dung cơ bản
của công tác xây dựng Đảng về chính trị, tư tưởng trong tình hình mới. Và đó
cũng chính là phẩm chất “gốc” trong nhân cách “Bộ đội Cụ Hồ”.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét