Thứ Năm, 5 tháng 4, 2018

ĐA NGUYÊN KHÔNG PHẢI LÀ DẤU HIỆU CỦA DÂN CHỦ


Ch.Th.M. Psy.34E
     
          Dựa vào các sự kiện đã và đang diễn ra trên thế giới cũng như trong nước ta hiện nay, nhất là những hiện tượng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên như tham nhũng, quan liêu trong hệ thống chính trị đất nước như vấn đề tham nhũng của Trịnh Xuân Thanh, Nguyễn Xuân Anh, Đinh La Thăng. Nhân những sự kiện này các thế lực thù địch phản động và những kẻ cơ hội chính trị lấy cớ để quy kết một cách chủ quan, trắng trợn rằng cội nguồn của những hiện tượng trên là do Việt Nam thực hiện chế độ độc nhất về chính trị. 
          Đây là quan niệm hết sức sai lầm! Mà cần phải khẳng định chế độ một đảng không phải là nguyên nhân mất dân chủ và chế độ đa đảng không phải là dấu hiệu của dân chủ. Dân chủ phụ thuộc một cách quyết định vào lý tưởng và bản chất chính trị của đảng cầm quyền.
          Đối với chủ nghĩa xã hội, dân chủ thuộc bản chất. Chủ nghĩa xã hội không thể tách rời dân chủ, không có dân chủ thì không có chủ nghĩa xã hội. Phải khẳng định rằng chỉ có giai cấp vô sản và Đảng tiên phong của mình là Đảng cộng sản với cơ sở xã hội rộng lớn là quảng đại quần chúng nhân dân lao động mới đảm bảo dân chủ và lợi ích của quần chúng nhân dân.
Mặt khác, chế độ đa đảng không phải là dấu hiệu của dân chủ. Cái gốc, cái cội nguồn để đảm bảo dân chủ hay không dân chủ là tư liệu sản xuất nằm trong tay ai. Trong chế độ chủ nghĩa xã hội tư liệu sản xuất nằm trong tay nhân dân lao động và nhân dân là người làm chủ xã hội. Dưới chế độ tư bản chủ nghĩa, tư liệu sản xuất nằm trong tay các nhà tư bản chứ không phải tất cả nhân dân lao động, mà nền dân chủ đó là quyền làm chủ chỉ của một nhóm nhà tư bản độc quyền. Chế độ đa đảng trong hệ thống chính trị tư sản chính là sự phân chia quyền lực của các nhà tư bản độc quyền với nhau, ví dụ như ở Mỹ, Đức, Anh, Pháp… Các tập đoàn tư bản độc quyền dùng ảnh hưởng của cá nhân để đạt được các quyền quy định trong hiến pháp mà đáng lẽ ra các quyền đó phải dành cho nhân dân. Thực chất, chế độ đa đảng ở phương Tây cũng dựa trên cơ sở nhất nguyên chính trị, phục vụ giai cấp tư sản, các đảng thay nhau nắm quyền lãnh đạo đất nước, không thách thức thể chế, chỉ phê phán và phản đối một số chính sách cụ thể.
          Từ đó, phải khẳng định rằng chỉ có Đảng cộng sản mới có thể lãnh đạo xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội, nếu thực hiện đa nguyên thì các đảng khác chỉ có tìm cách thủ tiêu Đảng cộng sản, thủ tiêu chủ nghĩa xã hội, điều đó đi ngược với xu thế phát triển tất yếu của xã hội loài người, là trái quy luật mà trái quy luật tất yếu sẽ bị diệt vong, như vậy chính là mất dân chủ.
Mặt khác, Đảng cộng sản Việt Nam không hề áp đặt vai trò độc quyền lãnh đạo của mình, để được nhân dân thừa nhận, Đảng đã trải qua quá trình đấu tranh lâu dài, gian khổ, đầy thử thách, hy sinh. Hiện nay Đảng ta không ngừng xây dựng, chỉnh đốn Đảng để xứng đáng với sứ mệnh lãnh đạo đất nước thực hiện dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Có điều, quá trình xây dựng, chỉnh đốn, đổi mới có những khó khăn, thách thức không tránh khỏi và việc phải loại bỏ một số cán bộ, đảng viên thoái hóa biến chất là điều tất yếu trong xây dựng Đảng, và đó cũng là cơ hội để các thế lực thù địch “mượn gió bẻ măng” “ nhỏ nói ra to, ít xít ra nhiều” hòng chống phá Đảng, Nhà nước ta. Chúng  cố tình sử dụng chiêu bài Dân chủ để chống phá ta quyết liệt. Điều đó cũng có nghĩa là chúng đã và đang run sợ trước sức mạnh đoàn kết, thống nhất của nền tảng tư tưởng và vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam; niềm tin và sự lựa chọn đúng đắn con đường đi lên chủ nghĩa xã hội mà nhân dân ta đã lựa chọn.
 Hãy vững tin vào mục tiêu, lý tưởng, con đường đã lựa chọn; tuyệt đối không thể mắc mưu kẻ thù, không để rối loạn, sai lầm về đường lối chính trị, kiên quyết đập tan mọi mưu đồ gây rối, phá vỡ sự thống nhất nền tảng tư tưởng trong Đảng, Nhà nước và trong xã hội ta. Sự nghiệp của chúng ta do chúng ta quyết định, không có thế lực thù địch nào có thể cản bước, ngăn đường. Kiên định và bảo vệ chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và sự lãnh đạo của Đảng là lòng tin, niềm tự hào và trách nhiệm thiêng liêng của mỗi cán bộ, đảng viên, của mỗi công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Chỉ có ai dại dột, ngây thơ về chính trị mới bị các thế lực chống đối lừa dụ, lôi kéo để rồi tự mình phủ nhận những thành quả cách mạng của nhân dân mình, muốn có những đảng đối lập và ngộ nhận đó là tự do, dân chủ./



0 nhận xét:

Đăng nhận xét