Đremon.Psy.11.
Chiến tranh tâm lý của chủ nghĩa đế quốc
ngày nay đã có những bước phát triển mới. Chiến tranh tâm lý được nâng lên tầm
chiến lược, với việc sử dụng các thủ đoạn tâm lý chiến tuy vẫn mang tính chất cổ
điển, truyền thống nhưng đã được hiện đại hoá bằng các phương tiện kĩ thuật cao
của thời đại thông tin nhằm tăng thêm sức mạnh tác động, hòng làm lung lay, tan
rã nhanh chóng niềm tin, tinh thần, ý chí của nhân dân và quân đội các nước đối
lập, góp phần thực hiện các mục tiêu của hoạt động quân sự. Chiến tranh tâm lý
hiện đại được coi là sự dung hợp của kinh tế, chính trị, khoa học kĩ thuật, văn
hoá, quân sự tạo thành một thể thống nhất có phạm vi toàn cầu. Sự xâm nhập của chiến
tranh tâm lý ngày nay cũng bằng nhiều thủ đoạn và con đường khác nhau, với những
hình thức biến hoá, thủ đoạn ngày càng đa dạng, phức tạp.
Hạt nhân của chiến
tranh tâm lý và cũng là phương tiện quan trọng nhất để tác động làm thay đổi nhận
thức của con người vẫn là kích thích cảm xúc mà trước hết là lừa dối và doạ nạt.
Tập trung tiến công nhằm xoá bỏ CNXH ở Việt Nam được xác định là một trọng điểm
mà chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch đang ra sức tiến hành. Trong những
năm qua, kể từ khi Liên Xô và các nước XHCN Đông Âu sụp đổ, kẻ thù vẫn đang tiếp
tục dùng “diễn biến hoà bình” với mũi nhọn là chiến tranh tâm lý để tiến công đất
nước ta. Các thông tin xuyên tạc, vu cáo, bịa đặt, nói xấu Đảng, nói xấu chế độ,
bôi nhọ lãnh đạo đã tác động không nhỏ đến sự phai nhạt lý tưởng cách mạng, lý
tưởng XHCN ở một bộ phận trong xã hội hiện nay. Các thế lực thù địch đã triệt để
lợi dụng thứ “vũ khí hữu hiệu nhất” như báo viết, đài phát thanh, truyền hình,
mạng Internet…để tuyên truyền kích động quần chúng nhân dân xa rời mục tiêu, lý
tưởng của Đảng, thậm chí chống Đảng, chống chế độ, làm chuyển biến, thay đổi,
chệch hướng XHCN nhằm loại bỏ chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, vai
trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và con đường đi lên CNXH.
Tính chất nóng bỏng và
phức tạp của các tác động chiến tranh tâm lý trong “diễn biến hoà bình” của chủ
nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch đòi hỏi chúng ta phải tích cực nghiên cứu,
tìm ra những biện pháp nâng cao hơn nữa hiệu quả phòng, chống cuộc chiến tranh
này.
Biện pháp chủ động nhất,
cơ bản nhất là trên cơ sở xây dựng một nền tảng chính trị tư tưởng vững chắc, tự
xây dựng, tự chuẩn bị khả năng chống lại các tác động của chiến tranh tâm lý
hay còn gọi là tạo sự “miễn dịch tâm lý”.
Đội ngũ cán bộ, đảng
viên phải thực sự là những người đi tiên phong, với quyết tâm bảo vệ trận địa tư
tưởng của Đảng. Cùng với sự mẫu mực về đạo đức, lối sống, họ phải có khả năng cảm
hoá, thuyết phục, hướng dẫn, lôi cuốn mọi tầng lớp nhân dân tham gia cuộc đấu
tranh này.
Kiên quyết đấu tranh,
đẩy lùi các hiện tượng tiêu cực trong xã hội. Cần thấy rằng, các hiện tượng tiêu
cực, các tệ nạn xã hội trong xã hội ta cũng chính là một trong những cơ hội thuận
lợi để các tác động của chiến tranh tâm lý phát huy tác dụng. Các hiện tượng tiêu
cực, các tệ nạn xã hội sẽ gây nên những tâm trạng phẫn nộ, bất bình trong nhân
dân, đe doạ nghiêm trọng tới niềm tin, làm xói mòn niềm tin vào Đảng. Đây cũng là mầm mống của nguy cơ “tự diễn biến”,
“tự chuyển hóa” một nguy cơ mà chúng ta không thể xem thường.
Phòng, chống các tác động
của chiến tranh tâm lý trong “diễn biến hoà bình” thực sự là một cuộc đấu tranh
quyết liệt, diễn ra trên nhiều bình diện khác nhau của cuộc sống xã hội. Cần làm
cho mọi người nhận thức đúng tính chất, mức độ nguy hiểm của chiến tranh tâm lý,
từ đó chủ động, tích cực tham gia vào cuộc đấu tranh này./.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét