Ng.Th.H. Psy.35E
Truyền thuyết kể rằng vào thế kỷ 15,
khi đất nước oằn mình dưới ách thống trị của nhà Minh (Trung Quốc), nghĩa quân
Lê Lợi nhờ có thanh kiếm “Thuận Thiên” của Đức Long Quân mà đã tập hợp được quần
chúng, đánh đâu được đó, cuối cùng “tống cổ” được giặc Minh hung ác ra khỏi bờ
cõi Việt Nam.
Đến cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20, dân
chúng nước Việt lại tiếp tục rơi vào cảnh lầm than cơ cực dưới ách ngoại bang
không khác thời kỳ giặc Minh “nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn”. Bao cuộc
khởi nghĩa anh dũng bùng lên để rồi bị dập tắt. Tình thế vô cùng bế tắc.
Trong bối cảnh ấy, Đảng Cộng sản Việt
Nam - với tư cách một lãnh tụ tập thể - đã ra đời và nhanh chóng nắm lấy ngọn cờ
lãnh đạo, nhờ vào một “thanh gươm báu” thuận lòng người và hoàn toàn có thật -
đó là chủ nghĩa Marx-Lenin.
Thực ra từ trước đó nhân dân ta đã thể
hiện rõ sức mạnh vĩ đại và tinh thần bất khuất của mình qua số lượng các cuộc
khởi nghĩa cũng như việc thực dân Pháp phải chật vật suốt 3 thập kỷ mới bình định
xong xứ An Nam. Cái còn thiếu là một lãnh tụ đủ sức đứng ra tập hợp, tổ chức và
lãnh đạo toàn thể quần chúng tiến đánh kẻ thù chung.
Sau khi các cuộc khởi nghĩa theo
khuynh hướng nông dân và phong kiến thất bại, một số đảng tư sản hoặc tiểu tư sản
nhảy lên vũ đài chính trị toan đoạt lấy ngọn cờ lãnh đạo cách mạng giải phóng
dân tộc, nhưng do bản thân quá non yếu về chính trị và tổ chức, lại phạm nhiều
sai lầm nghiêm trọng về đường lối nên cuối cùng họ đã phải chuốc lấy thất bại
thảm hại, bị diệt vong hoặc chỉ tồn tại “vật vờ”. Không ít đảng như thế thậm
chí còn biến chất, quay sang làm tay sai cho thực dân đế quốc.
Rốt cuộc chỉ có Đảng Cộng sản Việt
Nam với bản lĩnh, bản chất và phương pháp luận của mình mới đủ khả năng đáp ứng
được nhu cầu của đất nước về đường lối giải phóng dân tộc.
Từ khi ra đời, với “thanh bảo kiếm”
Marx-Lenin trong tay, Đảng đã tập hợp được đông đảo quần chúng nhân dân và phát
huy sức mạnh dời non lấp bể của họ, lập nên những kỳ tích chưa từng thấy trong
lịch sử dân tộc. Trong các chiến công hiển hách thời hiện đại ấy, tư tưởng của
Đảng đã thực sự hòa quyện với tinh thần của toàn thể dân tộc.
Vừa chào đời, Đảng đã tuốt gươm xông
ra trận tiền với cao trào Xô viết Nghệ-Tĩnh long trời lở đất năm 1930. Kế đó là
liên tiếp các dấu son trong lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc,
gắn chặt với vai trò lãnh đạo của Đảng: Cao trào dân chủ 1936-1939, Cách mạng
tháng Tám 1945, Chiến thắng Điện Biên Phủ 1954, Chiến thắng Điện Biên Phủ trên
không 1972, Hiệp định Paris 1973, Đại thắng Mùa Xuân 1975, Chiến thắng bè lũ diệt
chủng 1979 (giải cứu nhân dân Campuchia), Chiến thắng biên giới phía Bắc 1979,
Công cuộc Đổi mới 1986.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét