Thứ Ba, 17 tháng 3, 2020


PHÒNG CHỐNG “DỊCH BỆNH HOẢNG LOẠN TRỰC TUYẾN”
– DỊCH BỆNH TRONG DỊCH BỆNH
BMĐ
          Trong bối cảnh dịch bệnh Covit 19 đang có xu hướng bùng phát mạnh mẽ trên toàn cầu, nhất ở Châu âu, dư luận tập trung theo dõi các tin tức từ dịch bệnh, bất chấp nỗ lực ngăn chặn của truyền thông chính thống, thông tin sai lệch về virus Covid-19 đang sinh sôi nảy nở khắp thế giới, trên các phương tiện truyền thông khác nhau, nhất là truyền thông xã hội. Nhiều người dùng mạng đã tung tin thất thiệt, sai sự thật để tăng tương tác, thu hút sự chú ý dẫn đến cuộc khủng hoảng tin tức, khiến mọi người khó tìm được thông tin và hướng dẫn đáng tin cậy khi cần.
          Tổ chức y tế thế giới (WHO) cùng với những cảnh báo sự bùng phát của covid-19 đã và đang hợp tác với nhiều nền tảng truyền thông xã hội (Social Media) khác nhau nhằm phát hiện tin tức sai lệch và cung cấp thông tin đáng tin cậy về virus corona ở nơi mọi người đang tìm kiếm. Chính phủ nhiều quốc gia trên thế giới cũng không nằm ngoài cuộc chiến chống tin tức giả mạo liên quan đến virus covid-19. Đã đến lức, chúng ta không được thờ ơ với nạn tin giả (Fake News), bởi chúng đã tác động đến đời sống người dân nhiều quốc gia, cộng đồng nhất là khi chúng được lan truyền cả thông tin và trạng thái lo lắng, hoảng loạn do chúng dây ra trên không gian mạng. Do đó, có thể khẳng định chúng chính là một loại dịch bệnh “dịch bệnh hoảng loạn trực tuyến” - dịch bệnh trong dịch bệnh.
          Ở Việt Nam, ngay khi xuất hiện những ca dương tính với virut covid-19 đầu tiên đã xuất hiện rất nhiều thông tin giả lan truyền trên các forum, các nền tảng mạng xã hội, với mục đích câu kiles, mục đích tăng tương tác với nhằm kiếm tiền, thậm chí nhằm tạo ra sự hoài nghi trong quần chúng, gây hoang mang dự luận của các thế lực phản động, thù địch. Cụ thể, theo sự phát triển của dịch covit-19, nhiều thông tin xấu độc khác nhau ra đời và lan truyền gây nên sự hoang mang từ không gian mạng sang đời sống thực của nhiều người dân. Chẳng hạn như: “Chính quyền địa phương sẽ tiến hành khử trùng bằng trực thăng” - nghe có vẻ là tin tốt nhưng lại là tin thất thiệt. “Hình khan hiếm khẩu trang y tế và nước rửa tay”, gây ra hiện hiệng tượng đầu cơ tích trữ và bán giá đắt gấp nhiều lần gây khó khăn cho người cần mua;Ăn cái này cái kia để chống covit-19” hay “sắp tới dịch bệnh sẽ lan rất rộng, mất kiểm soát và cần tích trữ hàng hóa”, dẫn đến người dân đổ xô đi mua hàng hóa gây ra khan hiếm, bị động cho chính quyền và sự tập trung đông người giữa mùa dịch. Thêu dệt, tung tin thất thiệt về những người có sự ảnh hưởng như diễn viên, doanh nhân bị dương tính khi có ca nhiễm mới, thậm chí bôi nhọ đời sống riêng tư của họ, làm tổn thương những người trong cuộc và người thân của họ vì sự kì thị của cộng đồng. Các thế lực thù địch còn nhân cơ hội này tung tin đồn làm phủ nhận sự nỗ lực và thành quả của Chính phủ và nhân dân Việt Nam trong giai đoạn đấu của chống dịch covit-19, xuyên tạc đời sống riêng tư của cán bộ được cử đi công tác không may bị lây nhiễm và đang cách ly, điều trị,…
          Đứng rước sự tác động từ nhiều lường thông tin xấu, độc trên truyền thông xã hội, Đảng, Chính phủ đã thực hiện nhiều chủ trương, biện pháp rất hữu hiệu nhằm tăng cương khả năng của các cơ quan ban ngành, các tổ chức và người dân rong phòng chống sự lây lan của covit-9; đồng thời các cơ quan chức năng đang tiến hành những biện pháp cần thiết nhằm lằm rõ các thông tin thêu dệt, ngăn chặn những thông tin sai lệch gây hoang mang về nó.
          Có thể khẳng định, cùng với dịch covit-19, chúng ta đang đối diện với nhiều khó khăn hơn so với việc phân loại, sàng lọc, cách ly và điều trị; trong đó có việc tạo ra các cơ chế nhằm chống lại các thông tin sai lệch, gây hoang mang từ truyền thông xã hội, bởi nó có thể gây hững hậu quả nguy hại hơn cho từng người dân và cộng đồng thậm chí hơn cả một bệnh dịch, “dịch bệnh hoảng loạn trực tuyến” vì vậy, cần có sự tham gia đấu tranh của toàn xã hội, và nhất là sự tỉnh táo trong đọc, nhận thức, likes và share của cộng đồng mạng.


0 nhận xét:

Đăng nhận xét