Thứ Ba, 17 tháng 3, 2020


CẢNH GIÁC TRƯỚC NHỮNG THÔNG TIN XẤU ĐỘC TRONG
ĐẠI DỊCH COVIT-19
                                                                   BMĐ

          Trong khi cả nước đang đồng tâm, đồng sức để chung tay đẩy lùi Dịch covit-19 thì các thế lực thì địch đang ráo diết thực hiện các hoạt động nhằm chống phá vào những thành quả chúng ta đạt được trong cuộc chiến này, đồng thời tung những tin đồn thât thiệt gây ảnh hưởng đến hình ảnh đất nước và con người Việt Nam.
          Những thông tin mà các thế lực đang tập trung tấn công bao gồm: Cho rằng Việt Nam bưng bít thông tin khi công bố số ca dương tính với covit-19 giai đoạn một, số lượng ca dương tính thực chất là nhiều hơn; hay khi chúng ta công bố chữa trị thành công 16 ca dương tính với covit-19 thì các trang mạng và báo chí ở hải ngoại đồng loại cho rằng đó là thông tin không chính xác, ngay cả khi có những Việt kiều sau khi được chữa trị thành công quay về Mỹ có những phất biểu đúng về kết quả điều trị của chúng ta với covit-19; Lợi dụng sự việc hai du khách Hàn Quốc có phàn nàn chưa đúng về điều kiện ăn ở sinh hoạt trong khu cách ly ở Đà Nẵng, những kẻ cơ hội chính trị lưu vong đã đăng đàn mô tả một cách bẩn thỉu về những khó khăn thiếu thốn trong các cơ sở ý tế ở Việt Nam và trong các khu cách ly; Đặt biệt, một số kẻ còn thiểu năng hơn khi cho rằng dịch covit-19 ở Việt Nam xảy ra do năng lực lãnh đạo của Đảng ta; và xuyên tạc, tung tin đồn thất thiệt về đồng chí cán bộ của chúng ta không may bị nhiễm covit-19 trên chuyến đi công tác nước ngoài theo nhiệm vụ của cấp trên.
          Hiện nay, các thê lực thù địch, phản cộng, cơ hôi chính trị sử dụng  sử dụng rất nhiều con đường khác nhau để chống phá Việt Nam trong cuộc chiến chống Covit-19. Trong đó, sử dụng mạng xã hội, truyền thông xã hội là xu hướng chính bởi nó tác động đến nhiều tầng lớp xã hội, theo nhiều khung thời gian khác nhau, ít tốn kém và tâm lý đám đông.
          Trước tình hình này, mỗi người dân cần tỉnh táo trước khi tiếp nhận các thông tin từ không gian mạng xã hội. Mỗi người cần tự trả lời các câu hỏi sau đây trước khi chia sẻ nội dung đáng ngờ: Đây có phải là tài khoản, bài báo hoặc phần tin tức gốc? Ai đã chia sẻ hoặc tạo ra nội dung này? Thông tin được tạo ra khi nào? Tài khoản nào đang chia sẻ tin tức này? Tài khoản đó được tạo khi nào? Họ có thường xuyên chia sẻ mọi thông tin từ khắp nơi trên thế giới không? Đây có thể là một cú lừa? Tại sao tin tức này được chia sẻ? Để mỗi chúng ta có cái nhìn rộng hơn, chính xác hơn về thông tin nhận được, tránh bị lừa dối bởi các thủ đoạn của kẻ thù, tránh trở thành chân rết phát tán các thông tin xấu độc. Đồng thời mỗi người cần tích cực tiếp nhận các thông tin chính thống qua các phương tiện thông tin đại chúng như đài, ti vi, các websaible chính thống của Đảng, Nhà nước và các tổ chức, cơ quan chức năng. Đồng thời mỗi cá nhân cần tích cực có những phân tích, đánh giá phản biện những sai trái của các thế lực thù địch, chia sẻ, cảnh tỉnh cho cộng đồng.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét