Thứ Ba, 17 tháng 3, 2020


ĐẨY LÙI TÁC HẠI CỦA “VIRUT KỲ THỊ” TRONG CỘNG ĐỒNG
BMĐ
          “Tìm ai đó để đổi lỗi dễ hơn tìm cách khắc phục hậu quả” đó là tâm lý chung của con người khi đứng trước những thất bại, đổ vỡ, khó khăn. Ở Phương Tây, khi những ca dịch Covit-19 đầu tiên tại Vũ Hán vừa được công bố, đã gây ra sự kỳ thị, phân biệt đối với người Trung Quốc sau đó lan rộng ra đối với người Châu Á, bởi vì hễ ai là người Châu Á đều được xếp vào nhóm có khả năng lây covit-19. Theo các thông tin chính thống, người Châu Á bị kì thị trên các đường phố, khi sử dụng các dịch vụ công,… bằng lời nói khiếm nhã, hành vi xịt bình diệt khuẩn vào mặt, thậm chí bị hành hung.
          Cho dù chưa có một kết luận chính thức nào về nguyên nhân gây ra Covit-19 được công bố, vì Hàn Quốc hay Ý đều có những ca bệnh tự dưng xuất hiện mà không bắt nguồn từ tiếp xúc với người Trung Quốc, nhưng cộng đồng mạng và những người có xu hướng cực đoan đã tìm kiếm các mối liên quan như: con dơi gây ra virut chỉ vì trong con rơi mang trong mình rất nhiều bệnh và người Vũ Hán có món đặc sản dơi; hay con nhím, con chốn là vật truyền bệnh,… để gán điều này lên người dân Trung Quốc nói riêng và người Châu Á nói chung xuất phát từ thói quen tiêu thụ động vật hoang dã.
          Thậm chí truyền thông chính thống cũng góp phần thổi bùng ngọn lửa kì thị này. Báo Đức đăng dòng title: “Corona-Virut Made in China”, báo Pháp: Báo động vàng virut đến từ Trung Quốc; thậm chí trước khi có tên là Dịch Covit-19 thì truyền thông quốc tế cũng gọi luôn là Wuhan Virus.
          Trước xu hướng gia tăng sự kì thị trên toàn cầu, Ông Tedros Adhanom Ghebreyesus (Tổng giám đốc WHO) đã đề xuất tìm ra một tên gọi cho virut này theo hướng không liên quan đến một địa danh nào, không ám chỉ đến một con vật hay cộng đồng nào, bởi dùng bất cứ một tên nào khác có thể gây hiểu nhầm có thể gây nguy hiểm. Từ đó, tên Dịch Covit-19 ra đời.
          Những ngày này, những dòng hagtag: I’m not a virus (tôi không phải là virut) của những người Châu Á đang nhận được sự quan tâm và chia sẻ của cộng đồng thế giới. Thế giới hiểu nhiều hơn về Covit-19, sự kì thị đang có xu hướng giảm hơn tuy nhiên không rộng khắp.
          Ở Việt Nam, sau khi những thông tin chính thức về các ca nhiễm covit-19 được thông tin trên các phương tiện thông tin chính thức, trên các trạng mạng đã xuất hiện các cuộc truy lùng thông tin về các trường hợp dương tính với virut, chia sẻ với tốc độ chóng mặt gây ra sự hoang mang trong dư luận. Trong các thông tin đó, rất nhiều thông tin sai về số lượng, tên tuổi, nghề nghiệp, khu vực. Tuy vậy, sự soi mói và xâm phạm đời tư của cá nhân của người dương tính với covit-19 và những người tình nghi không dừng lại. Thông tin người thân, nghề nghiệp, xu hướng chính trị, tôn giáo của họ bị đưa lên mạng, từ đó các phê phán, chế diễu tấn công họ từ không gian mạng mỗi ngày một tăng lên. Đồng thời từ thông tin trên không gian ảo đến đời sống thực diễn ra, sự kì thị xảy ra trong chính cuộc sống hàng ngày, khiến mọi người e dè, né tránh, cô lập, dèm pha, đồi thổi,… liên quan đến người mắc covit-19 và người thân của họ. Điều này đang tạo ra tâm lý Sợ bị chỉ trích hơn là sợ bị virut dẫn đến nhiều người có biểu hiện bệnh nhưng không dám đến các trung tâm ý tế thăm khám kịp thời, gây nguy hiểm cho bản thân và người thân.
          Thiết nghĩ, trong bối cảnh này, mọi người cần tỉnh táo trước những thông tin được đăng tải; cần có cái nhìn khách quan về những người nhiễm covit-19 và người thân của họ. Giữa gìn sức khỏe cho chính mình và người thân đồng thời giữ gìn sức khỏe tinh thần cho những đồng loại đang chống chọi với covit-19 là điều mỗi người nên là để chúng ta cùng chung tay đẩy lùi “virut kì thị” ra khỏi cộng đồng.


0 nhận xét:

Đăng nhận xét