NVT
Trong những năm gần đây, lợi dụng sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ
thông tin, các thế lực thù địch thường xuyên tuyên truyền, xuyên tạc, kích động,
gây mâu thuẫn, mất niềm tin giữa đồng bào tôn giáo với Đảng, Nhà nước ta, mà trực
tiếp là chính quyền địa phương cơ sở. Theo đó, trên bloc danlambaovn.blogspot.com,
Linh mục Phan Văn Lợi cho rằng: “Giới bạo quyền cộng sản ngày càng bộc lộ dã
tâm triệt hạ tự do tín ngưỡng, tôn giáo”. Đây là lời xuyên tạc bỉ ổi của Linh mục
Phan Văn Lợi, bởi lẽ:
- Tôn trọng tự do tín ngưỡng, tôn giáo là quan điểm xuyên suốt của Đảng và
Nhà nước ta. Trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo và tiến hành cách mạng, Đảng và
Nhà nước ta luôn thực hiện nhất quán chính sách tôn trọng và bảo đảm quyền tự
do tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân. Với chính sách đúng đắn đó, Đảng, Nhà nước
ta đã đoàn kết đồng bào theo tôn giáo và không theo tôn giáo trong khối đại
đoàn kết toàn dân tộc. Chính khối đại đoàn kết đó, đã tạo nên sức mạnh vô cùng
to lớn chiến thắng quân xâm lược, giải phóng quê hương đất nước, thu giang sơn
về một một mối và ngày nay đang vững bước trên con đường đổi mới. Đó là sự thật
không thể phủ nhận. Linh mục Phê rô Phan Văn Lợi, cho rằng: “Giới bạo quyền cộng
sản ngày càng bộc lộ dã tâm triệt hạ tự do tín ngưỡng, tôn giáo”, chỉ là lời
xuyên tạc bỉ ổi.
- Luật tín ngưỡng, tôn giáo được Quốc hội nước Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 18/11/2016, có hiệu lực từ ngày
1/1/2018, thể hiện cao nhất quan điểm tôn trọng tự do tín ngưỡng, tôn giáo của
Đảng, Nhà nước ta. Luật được áp
dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc bảo đảm và thực hiện
quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân. Luật xác định rõ trách nhiệm
của Nhà nước trong việc bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo. Nhà nước tôn trọng và bảo
hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của mọi người; bảo đảm để các tôn giáo bình
đẳng trước pháp luật. Nhà nước tôn trọng,
bảo vệ giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp của tín ngưỡng, tôn giáo và truyền thống
thờ cúng tổ tiên, tôn vinh người có công với đất nước, với cộng đồng đáp ứng
nhu cầu tinh thần của nhân dân. Nhà
nước bảo hộ cơ sở tín ngưỡng, cơ sở tôn giáo và tài sản hợp pháp của cơ sở
tín ngưỡng, tổ chức tôn giáo. Luật không chỉ xác định rõ trách nhiệm của
Nhà nước trong việc bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, mà còn xác định
rõ các hành vi phân biệt đối xử, kỳ thị vì lý do tín ngưỡng, tôn giáo; ép buộc,
mua chuộc hoặc cản trở người khác theo hoặc không theo tín ngưỡng, tôn giáo; xúc
phạm tín ngưỡng, tôn giáo; hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo xâm phạm quốc phòng, an ninh, chủ quyền quốc gia,
trật tự, an toàn xã hội, xâm hại đạo đức, thân thể, sức khỏe, tính mạng,
tài sản, danh dự, nhân phẩm của người khác; cản trở việc thực
hiện quyền và nghĩa vụ công dân; chia
rẽ dân tộc, chia rẽ tôn giáo; chia rẽ người theo tín ngưỡng, tôn giáo với người
không theo tín ngưỡng, tôn giáo, giữa những người theo các tín ngưỡng, tôn giáo
khác nhau; lợi dụng hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo để trục lợi. Đó là
các điều qui định rất cụ thể, tạo môi trường thuận lợi nhất cho hoạt động tín
ngưỡng, tôn giáo, chứa không phải như sự xuyên tạc bỉ ổi của Linh mục Phê rô.
- Chấp
hành nghiêm pháp luật Nhà nước là trách nhiệm của mỗi công dân. Bất kỳ người
nào vi phạm pháp luật đều bị xử lý theo pháp luật là đòi hỏi tất yếu khách
quan. Việc chức sắc, tín đồ có lời nói, hành động vi phạm pháp luật bị các cơ
quan chức năng và chính quyền địa phương bắt gữi, xử lý theo pháp luật là hoàn
toàn đúng được nhân dân và các chức sắc, tín đồ yêu nước chân chính đồng tình ủng
hộ. Thông quan những hành động đó,
Linh mục Phê rô cho rằng: “Giới bạo quyền cộng sản ngày càng bộc lộ dã tâm triệt
hạ tự do tín ngưỡng, tôn giáo”, lại càng lộ rõ bản chất bỉ ổi. Đây không phải
do sự thiếu hiểu biết của Linh mục, mà là sự cố tình nhằm kích động chống phá Đảng,
Nhà nước và chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước ta, gây nên sự hoài nghi, hiểu sai về đường lối, chủ trương của Đảng,
chính sách pháp luật của Nhà nước ta về tôn trọng tự do tín ngưỡng, tôn giáo, cần
đấu tranh, bác bỏ./.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét