Trong âm
mưu, hoạt động “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch đối với Việt Nam,
lĩnh vực đối ngoại là một trong những lĩnh vực mà các thế lực thù địch chọn là
trọng điểm chống phá.
Hoạt động
mà các thế lực thù địch thực hiện là tăng cường thông tin sai lệch, xuyên tạc
chính sách đối ngoại của Đảng, Nhà nước và quan hệ giữa Việt Nam với các đối
tác trong khu vực; lợi dụng các hoạt động hợp tác để tác động vào chính sách
đối ngoại của Việt Nam; phối hợp sử dụng các biện pháp ngoại giao đa phương,
gây sức ép quốc tế về vấn đề dân chủ, nhân quyền, dân tộc, tôn giáo. Cùng với
đó, các phần tử cơ hội chính trị cũng gia tăng hành vi phá hoại chính sách đối
ngoại của Đảng, Nhà nước; xuyên tạc, chỉ trích Đảng, Nhà nước trong giải quyết
vấn đề tranh chấp lãnh thổ, biển, đảo; xuyên tạc chính sách đa phương, không
phân biệt thể chế chính trị của Đảng ta; gây nghi kỵ quan hệ Việt Nam với các
nước láng giềng.
Lợi dụng
việc Trung Quốc có những hành động xâm lấn, tập trận quân sự,…vi phạm chủ quyền
của Việt Nam ở Biển Đông và đòi hỏi yêu sách về chủ quyền đối với Hoàng Sa,
Trường Sa, các thế lực thù địch, cơ hội chính trị đã chỉ trích các chuyến thăm
Trung Quốc của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Bộ Quốc phòng, công kích Đảng Cộng sản
Việt Nam theo chân Trung Quốc, không coi trọng lợi ích dân tộc bằng lợi ích
giai cấp, đặt lợi ích giai cấp lên trên lợi ích dân tộc. Đây là những luận điệu
chống phá rất thâm độc của các thế lực thù địch, cơ hội về chính trị hòng hạ
thấp uy tín lãnh đạo của Đảng, gây mất niềm tin của nhân dân trong nước và kiều
bào ta ở nước ngoài đối với Đảng, Nhà nước.
Hiện nay,
tình hình thế giới, khu vực đang diễn biến phức tạp, song xu thế lớn và nguyện
vọng thiết tha của các dân tộc vẫn là giữ vững hòa bình, mở rộng hợp tác và
phát triển. Đại hội XII của Đảng đã xác định rõ quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ
của hoạt động đối ngoại là: Bảo đảm lợi ích tối cao của quốc gia – dân tộc,
trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế, bình đẳng và cùng có
lợi, thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác
và phát triển; đa phương hóa, đa dạng hóa trong quan hệ đối ngoại; chủ động và
tích cực hội nhập quốc tế; là bạn, là đối tác tin cập và thành viên có trách
nhiệm của cộng đồng quốc tế. Trên cơ sở vừa hợp tác, vừa đấu tranh, hoạt động
đối ngoại nhằm phục vụ mục tiêu giữ vững môi trường hòa bình, ổn định, tranh
thủ tối đa các nguồn lực bên ngoài để phát triển đất nước, nâng cao đời sống
của nhân dân; kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ
quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân
dân và chế độ xã hội chủ nghĩa.
Như
vậy, chính sách đối ngoại của Đảng, Nhà nước Việt Nam phù hợp với xu thế lớn
của thời đại. Lợi ích quốc gia dân tộc của chúng ta hiện nay là bảo đảm môi
trường quốc tế thuận lợi để phát triển. Điều đó hoàn toàn phù hợp với lợi ích
của nhân dân thế giới vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.
Nhờ có chính sách đối ngoại đúng đắn, Đảng, Nhà nước đã có định hướng chỉ đạo
và đề ra các chủ trương, giải pháp xử lý những vấn đề phức tạp, trong đó có vấn
đề Biển Đông, đã tạo được sự đồng thuận cao trong toàn Đảng, toàn dân và được
dư luận quốc tế ủng hộ.
Tổng
kết thực tiễn qua 30 năm đổi mới đất nước, một trong những bài học được Đảng
Cộng sản Việt Nam rút ra và tiếp tục phát huy trong điều kiện hiện nay là phải
đặt lợi ích quốc gia – dân tộc lên trên hết; kiên định độc lập, tự chủ, đồng
thời chủ động và tích cực hội nhập quốc tế trên cơ sở bình đẳng cùng có lợi;
kết hợp phát huy sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại để xây dựng và bảo vệ
vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Những luận
điệu của các thế lực thù địch, cơ hội chính trị xuyên tạc chính sách đối ngoại
của Đảng, Nhà nước, công khích các chuyến thăm hữu nghị tới Trung Quốc của lãnh
đạo Đảng, Nhà nước, Bộ Quốc phòng chính là những âm mưu, hành động đi ngược lại
lợi ích tối cao của quốc gia – dân tộc, là hành vi chống phá Đảng, phá hoại môi
trường hòa bình, ổn định để phát triển đất nước của nhân dân ta. Những hành vi
đó cần phải bị phê phán, đấu tranh, bác bỏ./.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét