P.H.H.Psy.11
Tham nhũng đang là một vấn nạn chung của toàn cầu, không riêng một quốc
gia nào. Để phòng, chống tệ nạn này, Đảng, Nhà nước ta có quyết tâm chính trị
rất cao, triển khai quyết liệt, đảm bảo cho Luật Phòng, chống tham nhũng (năm
2005) đi vào đời sống xã hội, góp phần cảnh tỉnh, răn đe, loại dần tệ nạn này.
Song trớ trêu thay, các thế lực thù địch và phần tử cơ hội không thấy rõ điều
đó, mà còn lợi dụng vấn đề này để chống phá sự nghiệp đổi mới, xây dựng đất
nước của nhân dân ta. Những người thường xuyên tiếp xúc Internet hẳn không xa
lạ với những thông tin, bài viết có nội dung đề cập đến hiện tượng tham nhũng ở
Việt Nam được đăng tải trên các blog, facebook, wesite,… của một số hội, nhóm
“xã hội dân sự” và các cá nhân tự xưng là những nhà hoạt động “dân chủ, nhân
quyền”, “vì dân”, “vì nước”, ... Nhìn vào những thông tin, bài viết của các
hội, nhóm, cá nhân trên, chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy nó thường mang nặng
sự suy diễn chủ quan, tô vẽ, thổi phồng, thậm chí xuyên tạc trắng trợn tình
hình tham nhũng và công tác phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam.
Để lôi kéo người dân “tin tưởng” vào các luận điệu xuyên tạc, các hội,
nhóm, nhà hoạt động “dân chủ, nhân quyền” thường lợi dụng những vụ án tham
nhũng liên quan đến cán bộ, đảng viên đã xảy ra hoặc những sự việc tiêu cực
trong xã hội để suy diễn, quy kết “do tham nhũng” và thổi phồng cho đó là tình
trạng “phổ biến”, “bản chất” của chế độ xã hội chủ nghĩa, một “căn bệnh” do cơ
chế độc đảng lãnh đạo, do “năng lực quản lý yếu kém” của Nhà nước, v.v. Chúng
suy diễn rằng, có sự “bao che, dung túng, tiếp tay cho các hành vi tham nhũng,
lãng phí, can thiệp, ngăn cản việc chống tham nhũng, lãng phí” của lãnh đạo,
chính quyền các cấp nên nó mới lộng hành như vậy. Nguy hiểm hơn, để truyền tải
rộng rãi các thông tin xuyên tạc tới người dân, chúng còn lập riêng một số
website, blog để đăng tải bài viết, hình ảnh xuyên tạc, vu khống, bôi nhọ về
đời tư, sự minh bạch của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước ta.
Mục đích trên của chúng nhằm vẽ lên một bức tranh xám xịt về thực trạng
xã hội Việt Nam dưới chế độ xã hội chủ nghĩa do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh
đạo. Từ đó gây hoài nghi trong nhân dân vào các cấp lãnh đạo, hệ thống chính
quyền từ Trung ương đến cơ sở, làm mất niềm tin của nhân dân vào Đảng và chế
độ, tạo “hoài nghi” về quyết tâm chống tham nhũng của Đảng và Nhà nước ta hiện
nay. Đồng thời, phá hoại sự đoàn kết trong Đảng, chia rẽ cán bộ, đảng viên với
quần chúng nhân dân và sự đồng thuận trong xã hội. Đi đôi với luận điệu xuyên
tạc trên của các nhà hoạt động “dân chủ, nhân quyền” là những lời hô hào, xúi
giục nhân dân “đoàn kết”, “đứng lên đấu tranh đòi tự do, dân chủ”; kêu gọi Đảng
Cộng sản Việt Nam phải thay đổi: “Cương lĩnh”, “thể chế chính trị”, “mô hình
lãnh đạo”, thực hiện “đa nguyên, đa đảng”, v.v.
Thời gian qua, những người đứng đầu Đảng, Nhà nước, Chính phủ Việt Nam
tiếp tục khẳng định và quyết tâm đẩy mạnh công tác đấu tranh phòng, chống tham
nhũng. Gần đây, tại phiên họp Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng,
chống tham nhũng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã kết luận: “Cần tập trung chỉ
đạo xử lý một số vụ án tham nhũng kinh tế đặc biệt nghiêm trọng, dư luận xã hội
đặc biệt quan tâm; tài liệu, chứng cứ chắc đến đâu xử lý đến đó, sau đó điều
tra xử lý tiếp nhằm tạo sự lan tỏa và chuyển biến tích cực trong phát hiện, xử
lý tham nhũng”. “không có vùng cấm trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng”.
Đặc biệt trong năm 2017, nhất là trong những tháng cuối năm, Đảng, Nhà nước, cả
hệ thống chính trị và nhân dân đã thể hiện rõ hơn quyết tâm, ý chí đấu tranh
phòng, chống tham nhũng, kiến quyết loại bỏ tận gốc thứ “giặc nội xâm”. Theo
đó, Đảng ta đã kiên quyết xử lý nhiều cán bộ, đảng viên cấp cao trong đảng vi
phạm kỹ luật nghiêm trọng, vướng vào những đại án tham nhũng , kể cả Ủy viên Bộ
Chính trị, Ủy viên Trung ương Đảng,…), điều đó đã thể hiện rõ ràng cuộc chiến
chống tham nhũng của Đảng, Nhà nước ta là không có vùng cấm, không có ngoại lệ.
Nói như lời của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Lò chống tham nhũng đã
nóng, củi khô, củi tươi đều phải cháy hết và điều đó được nhân dân tin tưởng,
ủng hộ cao và chính nhân dân là người tìm kiếm “củi tham nhũng” cho vào lò.
Để ngăn chặn tệ nạn này, Đảng, Nhà nước, Chính phủ luôn thể hiện rõ quan
điểm và quyết tâm không bao che, dung túng, tiếp tay cho các hành vi tham
nhũng, lãng phí, can thiệp, ngăn cản việc chống tham nhũng, lãng phí; kiên
quyết đấu tranh loại trừ những cán bộ, đảng viên thoái hóa biến chất, lợi dụng
chức vụ, quyền hạn để tham ô, tham nhũng và loại trừ tệ nạn này ra khỏi đời
sống xã hội, không để tham nhũng cản trở công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
hiện nay. Thực tế trên là bằng chứng xác thực nhất bác bỏ những luận điệu tuyên
truyền phiến diện, chủ quan, lệch lạc, thù địch đang cố tình lợi dụng vấn đề
tham nhũng và công tác phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam để thực hiện mục
đích, ý đồ xấu, hòng chống phá Đảng, bộ máy Nhà nước ta, làm “tự diễn biến, tự
chuyển hóa trong nội bộ”, làm giảm lòng tin, chia rẽ nhân dân với Đảng, Nhà
nước và cuối cùng chúng thực hiện mưu đồ “đục nước béo cò”./.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét