Thứ Sáu, 15 tháng 12, 2017

CHÚNG TA CẦN PHẢI HÀNH ĐỘNG THAY VÌ CHỈ THẢO LUẬN SUÔNG TRONG CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG

   AB80.Psy34 

          Cuộc đấu tranh phòng chống tham nhũng của mỗi quốc gia thực sự là một cuốc đấu tranh đầy cam go và quyết liệt. Thời gian vừa qua công tác này được Đảng và Nhà nước ta đã tiến hành, xử lý kịp thời và nghiêm minh đối với những đối tượng tham ô tham nhũng, đặc biệt là những người đương chức đương quyền. Việc xử lý bắt và tạm giam các cựu lãnh đạo của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam PVC. Đó là bài học cảnh tĩnh, răn đe đạo đức nhân cách cho đội ngũ cán bộ, đảng viên. Là những người đi đầu thì quyền lực phải gắn liền với trách nhiệm, phải thể hiện đúng phẩm chất năng lực của một quan chức đích thực, lúc đó mới có được lòng tin của dân và đó mới là cách xứng đáng để họ nâng cao vị thế của mình trước xã hội.
          Tham nhũng đã trở thành một vấn nạn nhức nhối, tác động tiêu cực tới niềm tin của nhân dân. Không ít lần lãnh đạo cấp cao nhất của Đảng và nhà nước đã chỉ rõ tham nhũng là một nguy cơ đe dọa nghiêm trọng đến sự tồn vong của đất nước và chế độ. Trước đó, đã có nhiều giả thiết cho rằng: công tác phòng, chống tham nhũng là có ngoại lệ, có vùng cấm, nhưng đó là cách suy nghĩ, nhận định thông thường. Việc xử lý các sai phạm ở giai đoạn trước của PVC đã  minh chứng cho sự khẳng định không có bất cứ vùng cấm hay ngoại lệ trong cuộc chiến chống tham nhũng. Bất kỳ ai, giữ cương vị cao đến đâu nếu đã tham nhũng đều bị xử lý nghiêm minh.
          Thế nhưng, theo đánh giá, tham nhũng đến nay vẫn còn "nghiêm trọng và phức tạp", bất chấp những nỗ lực, biện pháp phòng chống. Đã có những câu hỏi và cả hoài nghi về quyết tâm và quan trọng hơn là công cuộc đấu tranh chống tham nhũng.
Sở dĩ tham nhũng khó đấu tranh là vì cách tiếp cận vấn đề chưa chuẩn, bởi lẽ thông thường các quốc gia tiếp cận cuộc chiến chống tham nhũng từ lập trường đạo đức hoặc từ quan điểm văn hóa hay một tram cái lý không bằng một tí cái tình. Cuộc chiến tham nhũng chỉ dừng ở mức độ cá nhân, như một vấn đề của hành vi.
Thứ hai, Cần cơ chế minh bạch thông tin: dù đưa ra nhiều giải pháp nhưng tình hình phòng, chống tham nhũng của Việt Nam chưa chuyển biến tích cực. Bằng chứng là Việt Nam vẫn xếp nửa cuối trong các quốc gia được tham vấn về sự trong sạch không có tham nhũng, điều đó cho thấy tình trạng tham nhũng ở Việt Nam vẫn chưa được cải thiện.
Thứ ba, với nỗ lực của toàn xã hội, tham nhũng, hối lộ đã giảm đáng kể, tuy nhiên, tình trạng với nỗ lực ấy thì kết quả vẫn chưa đạt được như mong muốn “Vì chúng ta thiếu cơ chế để đảm bảo tính minh bạch, do ta chưa ban hành luật tiếp cận thông tin  (trước 4/2016) để các cơ quan báo chí cũng như người dân có quyền tiếp cận những thông tin mà họ thấy cần biết”.
Từ các nhận định trên, cho thấy tham nhũng trong khu vực Nhà nước (khu vực công) là vấn đề nghiêm trọng và các nỗ lực về phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam chưa chứng tỏ được sự thành công.
Trên thực tế, những kết quả cụ thể chống tham nhũng thời gian qua, đặc biệt là việc khởi tố, bắt giam và xét xử hàng loạt "đại án" tham nhũng gây thiệt hại hàng ngàn, hàng chục ngàn tỉ đồng với các bản án nghiêm minh đã khơi dậy niềm tin trong xã hội, nhân dân.
Từ cách tiếp cận trên, càng thể hiện rõ quyết tâm chính trị. công là công và tội là tội. Không thể lấy công chuộc tội, không thể lấy công của một giai đoạn để lấp liếm, xí xóa những sai phạm nghiêm trọng đã gây ra trong quá khứ. Đứng trước pháp luật mọi người đều bình đẳng. Một khi cá nhân đã để xảy ra sai phạm nghiêm trọng thì phải chịu trách nhiệm, nhất là sai phạm này thất thoát hàng trăm tỉ đồng, làm ảnh hưởng đến kinh tế của đất nước.
Đó là lời cảnh tỉnh sâu sắc, thấm thía đối với những người được giữ trọng trách lãnh đạo đất nước. Sẽ không tồn tại những vùng cấm, vùng nể, vùng tránh, hay quan điểm hạ cánh an toàn… trong cuộc chiến chống tham nhũng. Đã là cán bộ, đảng viên, công dân Việt Nam được giao trọng trách thì phải gương mẫu, trong sạch, có trách nhiệm, vì dân vì nước, không được xảy ra bất kỳ sai phạm nào dù là nhỏ nhất ở thời điểm nào. Bởi nếu chỉ cần để xảy ra một sai phạm ở bất kỳ thời điểm nào thì cũng phải chịu trách nhiệm, dù sai phạm đã thuộc về quá khứ, dù được luân chuyển, điều chuyển, giữ vị trí quan trọng hơn hay thậm chí đã nghỉ hưu.
Như vậy, cuộc chiến chống tham nhũng đã có bước nhảy vọt về nhận thức đi từ bàn luận đến hành động, đi từ suy nghĩ thông thường đến khái quát vấn đề có tính hệ thống lý luận khoa học, đó là con đường, cách làm và phương thức tiến hành thực tế, hiệu quả nhất của Nhà nước ta, quyết tâm đó là thượng tôn phát luật, phấn đấu cho mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng văn minh./.
                                                                              Ng.V.T.Psy.34E

0 nhận xét:

Đăng nhận xét