Dự
kiến ngày 30/11/2020, TAND tỉnh Nghệ An mở phiên toà xét xử sơ thẩm đối tượng
Trần Đức Thạch - về tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân, quy định tại
điều 109 bộ luật hình sự năm 2015.
Theo
đó, Trần Đức Thạch sinh năm 1952, trú quán tại xóm 5, xã Diễn Tân, huyện Diễn
Châu, tỉnh Nghệ An, bị cơ quan ANĐT công an tỉnh Nghệ An bắt ngày 23/4/2020 về
tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân.
Ngược
thời gian về những năm 1975, Trần Đức Thạch lúc bấy giờ là tiểu đội trưởng
trinh sát tiểu đoàn 8-E266 quân đoàn 4 Quân đội nhân dân Việt Nam trong cuộc
kháng chiến giải phóng Miền Nam thống nhất đất nước.
Vốn
sinh ra trong một gia đình có truyền thống cách mạng, có bố nguyên là Uỷ viên
thường vụ Huyện uỷ Quỳnh Lưu ông Trần Đức Trạch. Khi đất nước chiến tranh, cũng
như bao thanh niên lúc bấy giờ, Trần Đức Thạch lên đường nhập ngũ, tham gia
quân đội giải phóng miền Nam. Nhưng sau ngày đất nước thống nhất, Trần Đức Thạch
không tiếp nối truyền thống cách mạng của gia đình tiếp tục phấn đấu phục vụ
trong Quân đội mà lại nảy sinh tư tưởng bất mãn, giả bệnh câm điếc suốt 1 năm
ròng rã để xin ra quân. Năm 1976 khi nhà nước có chủ trương di dân đi làm kinh
tế mới cho 200 hộ dân tại xã Quỳnh Ngọc trong đó có gia đình bố mẹ Trần Đức Thạch,
lúc này đang ở trong quân đội, Thạch đã viết thư về cho bố kiên quyết không chấp
hành chủ trương.
Hành
trình từ một quân nhân trở thành đối tượng lưu manh trộm cắp và kẻ cầm đầu chống
phá nhà nước.
Tháng
3/1976, sau một năm giả bệnh, Thạch được cho ra quân trở về địa phương. Tại đây
Thạch gây hấn với bí thư huyện uỷ Quỳnh Lưu lúc bấy giờ, sau đó cùng em gái đe
doạ tự thiêu.
Năm
1988, Thạch cầm đầu nhóm lưu manh, hoạt động trộm, cướp, thổ phỉ trên sông
Hoàng Mai, bị CAH Quỳnh Lưu bắt, giáo dục quản chế tại địa phương.
Năm
2000, y lập ra “Đạo chân đất” hoạt động chống phá chính quyền, bị bắt và bị
TAND huyện Quỳnh Lưu tuyên án 15 năm tù, sau xét giảm xuống còn 8 năm.
Sau
khi ra tù, Trần Đức Thạch trở thành mục tiêu “vàng” của các tổ chức Phản động
lưu vong, lôi kéo tham gia hoạt động chống phá trong nước. Năm 2009, Trần Đức
Thạch bị bắt tại Mai Dịch - Hà Nội khi cùng với Vũ Văn Hùng, Phạm Văn Trội,
Nguyễn Thanh Giang (chủ tờ Nguyệt San Tổ Quốc) hoạt động chống phá nhà nước
theo sự chỉ đạo của các đối tượng phản động lưu vong ở Pháp. Bị TAND TP. Hà Nội
tuyên phạt 3 năm tù giam và 3 năm quản chế.
Năm
2012, sau khi ra tù Trần Đức Thạch lúc này đã bị hận thù ăn sâu vào máu, ra sức
xuyên tạc, móc nối, lôi kéo với các đối tượng phản động trong và ngoài nước
không ngừng chống phá chính quyền. Tháng 4/2013, Thạch cùng với Nguyễn Văn Đài,
Nguyễn Trung Tôn, Hà Đông Xuyến (nữ uỷ viên Trung ương Việt Tân trong nước)
thành lập “Hội anh em dân chủ”. Trần Đức Thạch lập facebook, viết nhiều thơ
văn, tiểu thuyết xuyên tạc lịch sử, chống phá Đảng, nhà nước. Có thể kể đến như
bài thơ “Đau đớn” xuyên tạc về nỗi đau Gạc Ma; hồi kí “Hố chôn người ám ảnh”
xuyên tạc sự thật, lật sử, bịa đặt về nhiệm vụ của quân giải phóng miền Nam; tiểu
thuyết “Đôi bạn tù” xuyên tạc, vu cáo sự ngược đãi của nhà tù chế độ cộng sản.
Thạch được các tổ chức phản động lưu vong, tổ chức khủng bố Việt Tân tung hô với
vai trò là cựu quân nhân Quân đội nhân dân Việt Nam, người dám đứng ra nói lên
sự thật, tố cáo quân đội cộng sản tàn ác, giết hại đồng bào, ..... ca ngợi tinh
thần chiến đấu của nguỵ quân việt nam cộng hoà.
Tháng
4/2020, với những “thành tích” chống phá của mình, Thạch bị cơ quan ANĐT công
an tỉnh Nghệ An bắt với tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân.
Với
10 lần bị bắt, 4 lần đưa ra xét xử - lựa chọn trở cờ của Trần Đức Thạch liệu có
vĩ đại. Ở tuổi 68, không biết Thạch sẽ đối diện với bản án nào? Liệu Thạch có
còn sống đến lúc ra tù. Sau bao nhiêu năm chống phá, Trần Đức Thạch để lại được
gì cho 5 bà vợ và các con cháu.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét