Thời gian gần đây, trên trang danlambao
Thành Đỗ đưa ra những suy nghĩ, nhận thức hết sức sai trái, phản động, với bài
viết “Chừng nào đảng sẽ đổi tên đất nước”.
Thành Đỗ đã trắng trợn xuyên tạc sự thật lịch sử, sâu xa hơn là phủ nhận những
hy sinh sương máu của những anh hùng liệt sĩ cho đất nước, khi cho rằng: Hiệp ước
Thành Đô 1990 về thực chất là sự thoả thuận cho việc sát nhập Việt Nam vào đại
gia đình Trung quốc vào năm 2020 đã giao ước từ 30 năm trước. Sự thật lịch sử
là không phải như vậy, bởi.
Thứ nhất, Việt Nam là dân tộc tự lực, tự cường không bao giờ cam tâm làm
tay sai, nô lệ cho kẻ thù xâm lược.
Trong lịch sử dân tộc, nhân dân ta phải
liên tiếp đương đầu chống giặc ngoại xâm, tiến hành hàng chục cuộc kháng chiến
để bảo vệ độc lập dân tộc và chủ quyền lãnh thổ, hàng trăm cuộc khởi nghĩa và
chiến tranh giải phóng để giành lại độc lập dân tộc, với thời gian chống ngoại
xâm và chống đô hộ của nước ngoài lên đến 12 thế kỷ. Hoàn cảnh lịch sử khắc
nghiệt đó đã tôi luyện nên ý thức tự lực, tự cường, tinh thần đấu tranh kiên cường,
bất khuất không bao giờ chấp nhận đầu hàng kẻ thù xâm lược của nhân dân Việt
Nam. Nguyễn Trãi đã từng khẳng định: “Tuy mạnh yếu khác nhau, xong hào kiệt đời
nào cũng có”. Hơn một ngàn năm Bắc thuộc và chống Bắc thuộc, nhân dân ta không
lúc nào chịu cam phận, mà luôn đấu tranh, chống lại áp bức, đô hộ. Ý chí tự lực,
tự cường giành độc lập dân tộc chưa lúc nào nguôi ngoai thể hiện ở những cuộc nổi
dậy và xưng vương, xưng đế của những anh hùng dân tộc. Truyền thống đó thấm sâu
trong nhân dân như mạch nước ngầm trong lòng đất, nó bắt nguồn từ mỗi con người,
từ mỗi làng xóm, lặng lẽ đổ vào biển cả tạo thành truyền thống của cộng đồng
người Việt. Quang Trung - Nguyễn Huệ đã khẳng khái tuyên bố: “Đánh cho nó chích luân bất
phản; đánh cho nó phiến giáp bất hoàn; đánh cho sử tri, Nam quốc
anh hùng chi hữu chủ”. Điều
đó có nghĩa là: Đánh cho nó, một
chiếc xe để chạy về nước cũng không có. Đánh cho nó, một mảnh giáp cũng chẳng
còn. Đánh cho nó biết nước Nam anh hùng là có chủ. Dưới ngọn cờ của Đảng
hơn bao giờ hết truyền thống chống ngoại xâm của dân tộc từng bước được bồi đắp
qua hàng ngàn năm lịch sử, nay càng được phát huy mạnh mẽ, phong phú và sáng
tạo, đã lập được những kỳ tích vĩ đại, vẻ vang vào bậc nhất trong lịch sử chống
ngoại xâm của dân tộc.
Chừng bấy những thông tin, sự kiện lịch sử đã đủ minh chứng
cho ý thức tự lực, tự cường của dân tộc Việt Nam; cho ý chí, bản lĩnh và sức
mạnh con người Việt Nam trong thời đại Hồ Chí Minh, độc lập dân tộc gắn liền
với chủ nghĩa xã hội mãi là động lực, nguồn gốc của tinh thần đấu tranh kiên
cường, bất khuất, không bao giờ làm tay sai, nô lệ cho kẻ thù xâm lược. Đó là
thực tiễn lịch sử để bác bỏ luận điệu xuyên tạc, phản động của Thành Đỗ về sự
sát nhập của Việt Nam vào đại gia đình Trung quốc.
Thứ
hai, toàn thể dân tộc Việt Nam là khối thống nhất về ý chí và hành động cách mạng,
quyết tâm bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ
thiêng liêng của Tổ quốc.
Mỗi người dân Việt Nam dù sinh sống ở
trong hay ngoài nước đều chung dòng máu con Lạc cháu Hồng, đều thấm thía giá trị
của độc lập, tự do, hạnh phúc, không có hà cớ gì để mất độc lập, tự do một lần
nữa. Bình thường thì những hoạt động đó diễn ra theo nhịp độ, bước đi của đời sống,
khi đất nước có sự biến, có sự xâm phạm đến lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc
thì tinh thần, truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam dâng cao, trở thành ý
chí và hành động thiết thực, cụ thể, đạp qua mọi sóng to, gió cả bảo vệ vững chắc
thành quả cách mạng mà ông cha đã phải đánh đổ mồ hôi, sương máu, nước mắt của
mình mới có được. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do
và độc lập và sự thật đã thành một nước tự do độc lập. Toàn thể dân tộc Việt
Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững
quyền tự do, độc lập ấy. Lời khẳng định của Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng là của toàn thể
dân tộc Việt Nam, thể hiện sâu sắc ý chí mạnh mẽ và quyết tâm sắt đá của nhân
dân ta, quyết tâm bảo vệ nền độc lập mới giành được, thể hiện lập trường kiên
định về độc lập, tự do của dân tộc, phản ánh niềm tin vững chắc vào sức mạnh
của dân tộc Việt Nam, dù phải hy sinh gian khổ, song quyết đem tất cả tinh thần
và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập. Giờ đây, đất nước có thêm nhiều sức
mạnh để củng cố và phát triển, Việt Nam không chỉ có tên trên bản đồ mà còn có
vị thế và uy tín lớn trên trường quốc tế; không chỉ có chủ quyền thống nhất từ
đất liền đến biển đảo khơi xa mà còn có quan hệ ngoại giao và kinh tế với hơn
180 nước khắp các châu lục. Dân tộc Việt Nam không chỉ tái sinh và làm “mát dạ
ông cha nghìn thuở trước” mà còn đủ tầm, đủ lực hội nhập bàn chuyện bốn biển
năm châu hiện tại và mai sau.
Đất nước Việt Nam là của dân tộc Việt Nam, được hình thành,
phát triển từ những đau thương, hy sinh, mất mát vô cùng to lớn của lớp lớp
những người con ưu tú của dân tộc. Thành Đỗ đừng có hão huyền, ảo tưởng, có
giấc mơ về bao giờ Đảng sẽ đổi tên nước. Nhà thơ Tố Hữu đã viết:
“Việt
Nam dân tộc anh hùng
tay
không mà đã thành công nên người”.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét