Thứ Tư, 16 tháng 12, 2020

Những luận điệu xuyên tạc về luật Đặc khu của Trần Mai Trung VK

  Có chung một mong muốn, nguyện ước đất nước mãi trường tồn, ổn định và phát triển đi lên. Thế nhưng trong thời gian gần đây, các phần tử cơ hội chính trị, bất mãn với đất nước đã điên cuồng chống phá hòng phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, kích động nhân dân gây rối, biểu tình chống đối lại Đảng, Nhà nước. Tiêu biểu trong số đó là Trần Mai Trung với bài viết “Bóng ma trong Đặc khu” đăng trên trang danlambao. Xuyên suốt bài viết là những luận điệu xuyên tạc về chính sách huy động nguồn lực trong và ngoài nước để đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước; mở rộng quan hệ đối ngoại của Đảng, Nhà nước ta với Trung Quốc; chia rẽ mối quan hệ gắn bó máu thịt giữa Đảng với nhân dân. Có thể chỉ rõ tính sai trái, xuyên tạc của Trần Mai Trung trên những vấn đề chính yếu cơ bản sau:

Vấn đề 1

Thứ nhất, Trần Mai Trung cho rằng, Đảng và Nhà nước ta phát triển luật Đặc khu nhưng lại đi vay Trung Quốc, buộc nhân dân Việt Nam và con cháu chịu trách nhiệm cho dự án.

Đây là luận điệu hoàn toàn sai trái, phản động, thể hiện cái nhìn hết sức méo mó, dị dạng của Trần Mai Trung. Bởi, việc kết hợp sức mạnh trong nước với sức mạnh ngoài nước, sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại luôn được Đảng và Nhà nước ta khai thác, sử dụng đúng lúc, đúng thời điểm, cho phép khơi dậy những tiềm năng, thế mạnh vốn có của đất nước và tranh thủ được sự ủng hộ, giúp đỡ ở bên ngoài để phát triển kinh tế - xã hội. Bài học về sự kết hợp đúng đắn, hài hoà giữa nguồn lực trong nước và nguồn lực ngoài nước đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta vận dụng linh hoạt, sáng tạo vào từng giai đoạn, thời kỳ lịch sử cụ thể và có những cơ chế, chính sách rất kịp thời, hợp lý để từng bước huy động các nguồn lực vào sự nghiệp đổi mới đất nước. Như chúng ta đều biết, Việt Nam đi lên xây dựng đất nước từ một điểm xuất phát thấp bởi sự tàn phá hết sức nặng nề của chiến tranh, sự bao vây, cấm vậy của đế quốc Mỹ, đó còn là sự khắc nghiệt của thiên tai, hạn hán, lũ lụt… Trong bối cảnh đó, Đảng, Nhà nước và nhân ta ta đã không chịu khuất phục trước đói nghèo, lạc hậu, tìm mọi cách đưa đất nước vượt qua khó khăn, thách thức, chủ động nắm vững thời cơ, vận hội.  Phát huy bản chất, truyền thống tốt đẹp của con người Việt Nam đã được thực tiễn lịch sử kiểm nghiệm, chứng minh để dựng xây, kiến thiết đất nước, thực hiện lời căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu đến ngày thắng giặc Mỹ xâm lược ta sẽ xây dựng đất nước ta đàng hoàng hơn, to đẹp hơn. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, mọi nguồn lực trong nước và ngoài nước đã được phát huy một cách cao độ, trở thành mục tiêu, động lực để mỗi giai cấp, tầng lớp nhân dân trong xã hội phấn đấu vươn lên, đóng góp sức người, sức của cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong tình hình mới. Hơn nữa, trong bối cảnh toàn cầu hoá, hội nhập và phát triển như vũ bão của kinh tế thế giới hiện nay, việc tăng cường giao lưu, trao đổi, ký kết giúp đỡ nhau về các phương diện kinh tế, xã hội, văn hoá, giáo dục, an ninh, quốc phòng giữa các nước trên thế giới nói chung và với Trung Quốc nói riêng cũng là điều dễ hiểu. Chỉ có điều, trong quá trình đó, phải bảo đảm mục tiêu tối thượng của quốc gia, dân tộc là độc lập dân tộc, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ, vì lợi ích của quốc gia, dân tộc, không được đánh đổi chủ quyền của quốc gia, dân tộc bằng bất cứ giá nào, không được đi ngược lại với lợi ích của quốc gia, dân tộc. Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã nhiều lần khẳng định rằng: Làm sao đất nước yên bình tiến lên nhưng phải giữ vững độc lập chủ quyền. Cố gắng giữ quan hệ cho tốt nhưng cái gì thuộc về độc lập chủ quyền dân tộc, ta không bao giờ nhân nhượng, tinh thần của ta là quyết chiến, quyết thắng.

Vấn đề 2

Thứ hai, Trần Mai Trung xuyên tạc mối quan hệ tốt đẹp giữ Đảng Cộng sản Việt Nam và đảng cộng sản Trung Quốc, khi cho rằng: Đảng sợ Trung Quốc, xem trọng Trung Quốc hơn nhân dân Việt Nam, làm việc cho quyền lợi của ngoại bang, là một bộ phận của đảng cộng sản Trung Quốc… Đây là luận điệu của kẻ phản động, cố tình xuyên tạc vu khống Đảng, Nhà nước ta và phá hoại mối quan hệ hữu nghị giữa Việt Nam và Trung Quốc. Thực tiễn lịch sử đã chứng minh, ngay từ khi mới ra đời, Đảng ta đã giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội; tiến hành hành hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược để giành lấy độc lập, tự cho dân tộc, thống nhất đất nước, cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội. Trong suốt quá trình đó, Đảng ta đã không ngừng phấn đấu cho mục tiêu mục tiêu xây dựng nước Việt Nam độc lập, dân chủ, giàu mạnh, xã hội công bằng, văn minh. Trong quan hệ với Trung Quốc, Việt Nam hiện tại đang duy trì đường lối đối ngoại với Trung Quốc trên nguyên tắc bình đẳng, cùng có lợi. Lãnh đạo cấp cao của Việt Nam trong thời gian gần đây đã thực hiện các chuyến công du tới Trung Quốc và nhiều nước trên thế giới để thiết lập quan hệ ngoại giao một cách chặt chẽ hơn, nhằm mang lại những cơ hội hợp tác giữa các doanh nghiệp và phát triển kinh tế cho đất nước.

Từ sau Hội nghị Thành Đô năm 1990, Việt Nam và Trung Quốc đã định ra khuôn khổ hợp tác, từ “láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai” (năm 1999) đến “láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt” (năm 2005) và cuối cùng là “đối tác hợp tác chiến lược toàn diện” (năm 2008)… Những mối quan hệ hợp tác, trao đổi giữa hai Đảng, Nhà nước và nhân dân hai nước đã góp phần quan trọng vào việc thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội giữa hai nước, tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động giao lưu, đi lại diễn ra thông suốt, giữ vững tình đoàn kết hữu nghị của nhân dân hai nước. Đặc biệt, trong những năm gần đây tình hình kinh tế, chính trị, xã hội của Trung Quốc và Việt Nam đều có bước phát triển rất tốt. Hai bên đã phát triển tốt mối quan hệ đối tác, hợp tác toàn diện; mối quan hệ trong kinh tế, thương mại không ngừng phát triển. Lịch sử cho thấy, nếu giải quyết đúng hướng, đúng cách những nút thắt trong lịch sử và ở thời điểm hiện tạ sẽ mang lại cho hai nước, hai dân tộc nhiều cơ hội mới để cùng phát triển trong hữu nghị, hòa bình và thịnh vượng. Dù có những thời khắc thăng trầm, chưa hiểu rõ lẫn nhau về các phương diện, song xu hướng chủ đạo vẫn là hữu nghị và hợp tác, đó là dòng chảy chính trong quan hệ hai nước. Những vấn đề tồn tại, nảy sinh trong xã hội như vấn đề Biển Đông, biên giới, Luật Đặc khu đã được lãnh đạo hai nhà nước từng bước xử lý có hiệu quả và đem lại những kết quả nhất định, góp phần thúc đẩy quan hệ hữu nghị truyền thống tốt đẹp, đưa quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Trung Quốc từng bước phát triển lên tầm cao mới. Đó là sự thật, không phải là những điều tráo trở, thờ ơ như Trần Mai Trung nói ra.

Vấn đề 3

Thứ ba, Mối quan hệ gắn bó máu thịt giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và nhân dân mãi là nguồn gốc, động lực để giữ vững sự ổn định, phát triển bền vững của đất nước. Với cái nhìn thiển cận, thiếu thực tiễn, Trần Mai Trung đã hồ đồ quy kết, khi cho rằng: Đảng khinh thường nhân dân, bắt giam hàng ngàn người dân đã phản đối luật Đặc khu và gọi họ là thế lực thù địch.

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Dễ trăm lần không dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong”. Tư tưởng đó đã thấm đẫm biết bao hy sinh, mất mát của những người Cộng sản trung kiên, chiến đấu cho độc lập tự do của Tổ quốc và hạnh phúc của nhân dân. Trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Đảng ta đã không ngừng chăm lo lợi ích của nhân dân, coi đó là mục đích thiêng liêng cao quý, là khát vọng cháy bỏng của Đảng ta trong mọi thời kỳ cách mạng, là mạch nguồn, bồi đắp của mọi thắng lợi. Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã nói: Trong điều kiện ngày nay, nếu không chăm lo một cách cụ thể, thiết thực đời sống vật chất và tinh thần của quần chúng nhân dân thì dù có nói bao nhiêu quan điểm, đường lối về quần chúng nhân dân cũng đều là vô nghĩa, không mang tính thiết thực. Mối quan hệ gắn bó máu thịt giữa Đảng với nhân dân là sự thâm nhập, bổ sung cho nhau trong mỗi một quan điểm, đường lối lãnh đạo đất nước của Đảng, Nhà nước ta, đem lại những điều kiện thuận lợi nhất cho nhân dân, đến lượt mình những hoạt động của nhân dân đều hướng tới thực hiện thắng lợi thắng lợi những quan điểm, đường lối phát triển kinh tế - xã hội của Đảng, Nhà nước đã xác định.

Đó là những cơ chế, chính sách thiết thực, cụ thể ở những vùng, miền gắn với quyền lợi của các giai cấp, giai tầng khác nhau trong xã hội; quyền làm chủ của nhân dân được phát huy, được bày tỏ những tâm tư, tình cảm, nguyện vọng và những bức xúc, chưa sáng, chưa rõ đối với những chính sách chưa đúng, chưa rõ; nhân dân được tham gia bàn bạc, thảo luận, hiến kế vào các chương trình, dự án, kế hoạch của Đảng, Nhà nước thông qua sinh hoạt ở cấp cơ sở; Đảng, Nhà nước ta có những chỉ đạo quyết liệt trong việc xử lý nghiêm theo đúng quy định của pháp luật đối với ai đi ngược lại với lợi ích quốc gia, dân tộc, không chấp hành nghiêm pháp luật, có biểu hiện gây rối, mật trật tự an ninh xã hội, kích động, dụ dỗ, lôi kéo nhân dân tham gia biểu tình, chống đối lại chính quyền cơ sở, phát tán những thông tin sai sự thật, bôi nhọ các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước…  Nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cũng từng khẳng định: “Chỉ có sự đồng lòng, nhất trí của toàn dân, khối đại đoàn kết dân tộc mới là sức mạnh vô địch để chúng ta vượt qua mọi sóng to, gió lớn của thời cuộc”. Mối quan hệ gắn bó máu thịt giữa Đảng với nhân dân sẽ mãi là nguồn gốc, động lực để thực hiện thắng lợi sự nghiệp đổi mới đất nước, bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã khẳng định: Chưa bao giờ đất nước đứng trước nhiều thời cơ và thuận lợi lớn như hiện nay. Chúng ta phải tận dụng triệt để những thời cơ lớn đó, phải nỗ lực bằng tất cả trái tim và khối óc, phải hành động bằng ý chí và sức mạnh của cả dân tộc chúng ta; bằng sự đoàn kết chung sức, đồng lòng của toàn dân và trong toàn hệ thống chính trị cũng như trong từng cơ quan, đơn vị, địa phương. Do vậy, những hành động, việc làm của Đảng, Nhà nước ta trong dựng xây, kiến thiết đất nước cũng đều vì dân, vì nước, đều vì sự thịnh vượng, ổn định và phát triển của đất nước, đưa uy tín, vị thế của Việt Nam ngày càng tăng trong cộng đồng thế giới.

 

 

 

 

0 nhận xét:

Đăng nhận xét