Thứ Tư, 16 tháng 12, 2020

Kẻ xuyên tạc lịch sử dân tộc VK

Trong khi toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta đang ra sức thi đua lập thành tích chào mừng kỷ niệm 75 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh mồng (2/9/1945 - 2/9/2020), thì một số kẻ lại cố tình xuyên tạc, bóp méo bản chất các sự kiện lịch sử cách mạng Việt Nam. Điển hình là Nguyễn Dân, với bài viết “lịch sử tái diễn - Mỹ 2 lần giúp cộng sản Việt Nam, và sẽ… lần 3”. Nội dung bài viết là những thông tin, sự kiện hoàn toàn sai trái, phản động, bịa đặt không đúng về thắng lợi vĩ đại của nhân ta trong Cách mạng Tháng Tám năm 1945 và Đại thắng mùa Xuân 1975.

 Trong bài viết của mình, Nguyễn Dân cho rằng: Lần thứ nhất, được sự giúp đỡ của Mỹ, cộng sản Việt Minh mới cướp được chính quyền 19/8/1945, thành công. Lần thứ 2, thành công ngày 30/4/1975, một chiến thắng có được là do Mỹ bỏ cuộc, thất hứa, không giúp Việt Nam cộng hòa, cũng như phong trào phản chiến ở Mỹ đã giúp cộng sản Việt Nam thành công… Sự thật lịch sử không phải như vậy. Lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta đã ghi nhận, chứng minh rằng: muốn đấu tranh chống lại giặc ngoại xâm giành được thắng lợi, nhân dân ta phải dựa vào sức mình là chính, không thể trông chờ vào sự giúp đỡ từ bên ngoài được. Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: Một dân tộc không tự lực cánh sinh mà cứ ngồi chờ dân tộc khác giúp đỡ thì không xứng đáng được độc lập. Cuộc Cách mạng Tháng Tám năm 1945 và Đại thắng mùa Xuân năm 1975 thắng lợi không phải tự nhiên mà có, đó là sự kết tinh sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, sức mạnh của khối đại đoàn kết dân tộc, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, viết nên bản hùng ca về bản lĩnh, ý chí và sức mạnh con người Việt Nam.

Để Cách mạng Tháng Tám năm 1945 nổ ra và giành thắng lợi quyết định, Đảng ta đã có sự chuẩn bị đầy đủ về mọi mặt từ đường lối chính trị, căn cứ địa cho đến lực lượng cách mạng. Đặc biệt, tại Hội nghị Trung ương VIII (5/1941), Đảng ta chủ trương nêu cao ngọn cờ giải phóng dân tộc, đặt quyền lợi của quốc gia, dân tộc lên trên lợi ích của giai cấp. Để tập hợp, đoàn kết rộng rãi quần chúng nhân dân và phát triển lực lượng chính trị, Đảng ta thành lập Mặt trận Việt Minh, với chủ trương, đường lối của cách mạng đi từ khởi nghĩa từng phần tiến tới tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước. Trước những biến đổi mau lẹ của tình hình thế giới, khi thời cơ cách mạng đến, nhất là vào tháng 3/1945, khi Nhật đảo chính Pháp, Đảng ta đã ra Chỉ thị Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”; tiếp đến đêm 13/8, Ủy ban Khởi nghĩa toàn quốc được thành lập, ra Quân lệnh số 1 hạ lệnh Tổng khởi nghĩa; đồng thời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gửi thư cho đồng bào và chiến sĩ cả nước kêu gọi nổi dậy Tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong phạm vi cả nước. Trong thời gian ngắn từ ngày 18/8 đến 28/8/1945, hệ thống chính quyền từ Trung ương cho đến địa phương đã về tay nhân dân. Ngay sau khi Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã soạn thảo bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Từ đây lịch sử của dân tộc ta đã bước sang một trang mới.

Tiếp nối mạch nguồn chiến thắng đó, trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của dân tộc, nhân dân ta đã trải qua năm tháng đấu tranh vô cùng gian khổ, phức tạp, quyết liệt nhưng rất oanh liệt, hào hùng, đánh bại cường quốc xâm lược có vũ khí quân sự vào bậc hiện đại nhất thế giới. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân ta đã không hề choáng ngợp trước sức mạnh quân sự của kẻ thù xâm lược; với đường lối lãnh đạo, chỉ đạo đúng đắn, sáng tạo của Đảng Cộng sản Việt Nam là kết hợp sức dân tộc với sức mạnh thời đại nhân dân ta đã từng bước đánh bại mọi âm mưu, thủ đoạn của đế quốc Mỹ xâm lược và chính quyền tay sai nguỵ quyền Sài Gòn, làm nên Đại thắng mùa Xuân năm 1975, đỉnh cao là chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử ngày 30/4/1975, thực hiện trọn vẹn lời căn dặn thiêng liêng của Chủ tịch Hồ Chí Minh:“Đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào”. Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã khẳng định: Đây là cuộc chiến tranh chính nghĩa, nhằm đánh đuổi đế quốc Mỹ xâm lược, giải phóng miền Nam, bảo vệ miền Bắc xã hội chủ nghĩa, thống nhất nước nhà.

Như vậy, có thể khẳng định rằng: Những thắng lợi mà nhân dân ta giành được trong cuộc Cách mạng Tháng Tám năm 1945 và Đại thắng mùa Xuân năm 1975 hoàn toàn dựa vào sức mình là chính, đó là biết tranh thủ sức mạnh lực lượng thời đại để làm nên chiến thắng. Những người Việt Nam yêu nước chân chính không bao giờ chấp nhận hành động của một số ít những kẻ cố tình mưu toan đổi trắng thay đen, mưu toan viết lại lịch sử, hòng phủ nhận quá khứ hào hùng của dân tộc, thành tựu phát triển của đất nước dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Trong Cách mạng Tháng Tám năm 1945, dẫu một bộ phận người Mỹ có giúp cách mạng Việt Nam nhưng đó cũng chỉ là sự giúp đỡ rất nhỏ, và chính Đảng Cộng sản Việt Nam đã biết tận dụng chính sự giúp đỡ đó. Nhưng còn với chiến thắng 30/4/1975, việc Mỹ phải tháo chạy khỏi Việt Nam, không dám giúp cho Việt Nam cộng hoà nữa chính là kết quả của tinh thần chiến đấu của cả dân tộc Việt Nam đã “đánh cho Mỹ cút” thì tất yếu sẽ “đánh cho nguỵ nhào”.

 MỘT SỐ QUAN ĐIỂM CỦA HỒ CHÍ MINH VỀ CHĂM LO BỒI DƯỠNG THẾ HỆ CÁCH MẠNG CHO ĐỜI SAU

Theo Hồ Chí Minh, vận mệnh của dân tộc, tương lai của đất nước tùy thuộc vào phẩm chất và bản lĩnh của thế hệ trẻ. Chúng ta thấy rõ quan điểm này trong thư của Hồ Chí Minh gửi thanh niên, học sinh nhân ngày khai trường năm đầu tiên của nước Việt Nam độc lập (9 – 1945). Người viết: “Non song Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường cuốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em”.

Thế hệ trẻ, đặc biệt là lớp thanh niên, ở mỗi thời kỳ lịch sử, luôn là một bộ phận quan trọng của xã hội, của một quốc gia – dân tộc, hơn thế nữa, họ còn là người chủ tương lai của đất nước. Nhưng tương lai của dân tộc, tiền đồ của đất nước, sự phát triển của cách mạng đều phụ thuộc vào lớp thanh niên. Hồ Chí Minh chỉ ra rằng, nếu thanh niên không có nhận thức về vai trò của mình thì sự nghiệp cách mạng không thể đi tới thành công. Theo Hồ Chí Minh, trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, thanh niên là lực lượng to lớn, là đội quân xung phong, là cánh tay đắc lực và đội hậu bị của Đảng. Lời dạy: “Đâu Đảng cần thanh niên có, việc gì khó có thanh niên” đã khẳng định rõ quan điểm của Người. Hồ Chí Minh nói: “Tôi luôn nói đến thanh niên, vì trong mọi công việc, thanh niên ta luôn hăng hái xung phong và họ xứng đáng là cánh tay đắc lực của Đảng”. Vì vậy, thế hệ trẻ là lực lượng kế thừa và tiếp bước các thế hệ cha anh trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Cho đến nay, việc giáo dục bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau vẫn còn nguyên giá trị. Hồ Chí Minh đã nhiều lần quán triệt, cuộc cách mạng XHCN là một cuộc đấu tranh lâu dài, gian khổ, nhiều thử thách và là công việc của nhiều thế hệ kế tiếp nhau, mỗi thế hệ chỉ có thể phấn đấu đạt được một số mục tiêu, đi được một hoặc vài bước trên cả lộ trình cách mạng. Thực tế ấy đặt ra vấn đề các thế hệ đi trước không chỉ đơn thuần trao lại cho những thành quả cách mạng mình đã đạt được, mà còn phải chuẩn bị những điều kiện tinh thần, vật chất để thế hệ sau có thể kế thừa, phát triển và bảo vệ thành quả của các thế hệ cha ông. Việc giáo dục, bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là nhằm chuẩn bị những lớp người kế tục sự nghiệp của Đảng và dân tộc, giữ vững và phát huy thành quả cách mạng của lớp người đi trước. Đó là một việc làm cần phải chủ động, tích cực, nhằm tạo nên lớp kế tục xuất sắc và trung thành với lý tưởng và con đường mà thế hệ cha ông đã lựa chọn.

Vì thế, theo quan điểm Hồ Chí Minh để bồi dưỡng thế hệ trẻ một cách toàn diện cần quán triết một số nội dung sau:

Thứ nhất, giáo dục, bồi dưỡng cho thế hệ trẻ về lý tưởng cách mạng. Giáo dục bồi dường lý tưởng cách mạng cho thế hệ trẻ nghĩa là bồi dưỡng để họ có nhận thức đúng đắn về CNXH, trước hết phải biểu hiện ở tinh thần yêu Tồ quốc, tự hào với truyền thống dân tộc, truyền thống của các thế hệ cha ông trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Thứ hai, giáo dục, bồi dưỡng cho thế hệ trẻ về đạo đứ cách mạng. Trong giáo dục đạo đức cách mạng, theo Người cần có những nội dung cụ thể như: trung thành với Tổ quốc, với Đảng, hiếu với dân. Chữ trung, chữ hiếu theo Bác Hồ phải có tính chất rộng lớn. Đạo đức cách mạng có nghĩa là: Phải thực hiện khiêm tốn, giản dị, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư; Tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, chấp hành đúng đường lối, chủ trương của Đảng, pháp luật của nhà nước; Cống hiến hết mình cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Thứ ba, giáo dục, bồi dưỡng cho thế hệ trẻ có trình độ văn hóa, khoa học - kỹ thuật và nghề nghiệp. Hồ Chí Minh đã quán triệt với thế hệ trẻ: thế giới luôn đổi mới, khoa học – kỹ thuật luôn đổi mới, công nghệ ngày càng tinh xảo, nhân dân ngày càng tiến bộ, vì vậy thế hệ thanh thiếu niên phải thường xuyên học tập để tiến kịp nhân dân, để nâng cao trình độ văn hóa, nắm bắt những tri thức khoa học – kỹ thuật mới. Điều mà Người đặc biệt quan tâm là tính thực tiễn trong việc học. Theo Hồ Chí Minh, học tập là để nâng cao hiểu biết, hiểu biết là để áp dụng vào việc làm, học mà không làm thì học mấy cũng vô ích. Với tinh thần quan điểm trên đây của Hồ Chí Minh, việc bồi dưỡng, nâng cao trình độ khoa học – kỹ thuật, trình độ ngoại ngữ, nắm bắt và áp dụng tốt công nghệ mới, tiên tiến cho thế hệ trẻ hiện nay có ý nghĩa hết sức to lớn.

Thứ tư, giáo dục, bồi dưỡng cho thế hệ trẻ có đầy đủ thể chất. Bồi dưỡng năng lực phải đi đôi với bồi dưỡng thể chất. Theo Hồ Chí Minh, thế hệ trẻ có tri thức nhưng lại phải có sức khỏe tốt mới hoàn thành được nhiệm vụ của mình. Người cho rằng việc giáo dục thế hệ trẻ phải toàn điện, phải đủ các mặt đức, trí, thể, mỹ.

Phương châm, phương pháp giáo dục bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau:

Một là, phải biết giáo dục thế hệ trẻ có ý thức kết hợp chặt chẽ học với hành, luôn áp dụng những điều học vào cuộc sống thực tiễn

Hai là, giáo dục, bồi dưỡng thế hệ trẻ phải là công việc của toàn Đảng, toàn dân;; phải thực hiện phương châm nhà trường, gia đình và xã hội kêt hợp chặt chẽ, phải lây gương người tốt việc tốt để giáo dục.

Ba là, phải động viên giáo dục thanh thiếu niên có ý thức tự giác học, tự giác rèn luyện.

Bốn là, phải hết sưc coi trọng việc xây dựng các tổ chức của thanh thiếu niên; hoạt động của các tổ chức này phải thường xuyên, có hiệu quả, có nền nếp. Việc thanh thiếu niên được tập hợp sinh hoạt,học tập và rèn luyện trong cac tổ chức riêng của họ sẽ có ý nghĩa giáo dục và sẽ đạt hiệu quả cao hơn.

Trong thời đại ngày nay, thanh niên phải học tập, được bồi dưỡng đạo đức cách mạng là yêu cầu cấp thiết. Chúng ta đang tiến hành công cuộc đổi mới, cần rất nhiều động lực để hoàn thành, đạo đức chính là động lực của lịch sử. Thế hệ trẻ ngày nay phải phát huy truyền thống ông cha, tu luyện đạo đức để đóng góp vào sự nghiệp đổi mới đất nước.

 

 

 

 

 

 

0 nhận xét:

Đăng nhận xét