Những
ngày qua, trên các trang web đen của một số cá nhân, tổ chức thù địch, phản
động đăng tải nhiều tin, bài dưới các hình thức như: “lời kêu gọi”, “thư ngỏ”,
“kiến nghị” với những luận điệu xuyên tạc, lừa bịp nhằm mục đích dụ dỗ, lôi kéo
người tham gia các hoạt động gây rối an ninh, trật tự ở nước ta dưới vỏ bọc
“dân chủ”, “nhân quyền”.
Điều này
có thể gây ra sự hiểu nhầm, hiểu sai lệch bản chất vấn đề và tác động, ảnh
hưởng tiêu cực đến tư tưởng của một bộ phận quần chúng nhân dân thuộc các giai
tầng xã hội, cũng như gây ra những hậu quả, tác hại về mặt chính trị, pháp lý
đối với những người thiếu hiểu biết, nhẹ dạ, cả tin.
Thông qua
các bài viết, lời kêu gọi đăng tải trên các trang web, blog phản động, bằng
những thủ đoạn xuyên tạc, quy chụp, vu cáo,các đối tượng cố ý lập luận cho rằng
tình trạng dân chủ, nhân quyền, đặc biệt là quyền tự do ngôn luận ở nước ta
đang bị vi phạm một cách nghiêm trọng. Họ thường viện dẫn việc cơ quan an ninh
bắt, xử lý công khai trước pháp luật một số đối tượng có hành vi lợi dụng vấn
đề dân chủ, nhân quyền để tiến hành các hoạt động tuyên truyền chống Đảng, Nhà
nước ta. Đây là hành vi phạm pháp theo quy định tại các Điều 79, Điều 88, Điều
258 Bộ luật Hình sự (năm 1999, sửa đổi, bổ sung năm 2009).
Thực tế
cho thấy, lý lẽ mà các đối tượng đưa ra là hoàn toàn phi lý và ngông cuồng. Họ
không hiểu hay cố tình lờ đi những điều khoản kèm theo về nghĩa vụ ràng buộc
khi đòi hỏi các quyền tự do, dân chủ, nhất là quyền tự do ngôn luận mà không
chỉ luật pháp Việt Nam mà cả luật pháp quốc tế đã quy định một cách rõ ràng, cụ
thể.
Quyền tự
do ngôn luận, điều này được luật pháp quốc tế và luật pháp ở các quốc gia trên
thế giới, trong đó có Việt Nam bảo hộ, đảm bảo mọi điều kiện thuận lợi để thực
hiện trên thực tế. Tuy nhiên, nếu sử dụng quyền này để nói xấu, bịa đặt, xuyên
tạc, bôi nhọ, hạ thấp danh dự, nhân phẩm người khác phục vụ cho mục đích, ý đồ
cá nhân và tự coi đó là tự do, dân chủ đích thực thì hoàn toàn sai lầm.
Bởi chắc
chắn một điều là, người bị xúc phạm, hoặc ngay cả khi chúng ta là người bị xúc
phạm cũng không để yên cho người khác chà đạp một cách vô lý lên danh dự, nhân
phẩm và lợi ích chính đáng của mình. Và đương nhiên, suy rộng ra trong một xã
hội mà mọi người đều có quyền bình đẳng trước pháp luật thì luật pháp cũng có
những chế tài cụ thể để ngăn chặn, trừng trị thích đáng hành vi sai trái như
vậy.
Thế nên,
các chế tài quy định tại Điều 79, Điều 88, Điều 258 Bộ luật Hình sự của Nhà
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam không chỉ dùng để trừng phạt mà còn là
công cụ hữu ích để bảo vệ sự bình đẳng, quyền và lợi ích chung của cả cộng đồng
trước những hành vi đen tối, núp bóng vỏ bọc dân chủ, nhân quyền. Bản án tù
giam dành cho những đối tượng lạm dụng quyền tự do, dân chủ, đặc biệt là quyền
tự do ngôn luận vào các mục đích chống Đảng, Nhà nước, xâm phạm lợi ích quốc
gia, dân tộc là hoàn toàn thích đáng.
Nói như
vậy để thấy rằng, việc đòi hỏi quyền lợi cá nhân dù ở bất cứ đâu và trong
trường hợp, hoàn cảnh nào cũng đều phải đặt trong khuôn khổ các quy định của
luật pháp quốc gia, luật pháp quốc tế cũng như phù hợp với các giá trị, chuẩn
mực xã hội. Đồng thời, cũng cần hết sức tỉnh táo, có thái độ khách quan, hiểu
đúng, đầy đủ về quyền và nghĩa vụ của bản thân để không tin, không làm theo
những luận điệu xuyên tạc, xúi giục của kẻ xấu, không tự biến mình thành quân
cờ cho những âm mưu chính trị đen tối của các thế lực thù địch.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét