Chủ Nhật, 24 tháng 3, 2019

Đáp lại luận điệu hồ đồ của ông Nguyễn Đình Cống

          Ngày 11/2/2019 trang Facebook của cá nhân có nick Nguyễn Đình Cống, người tự xưng là “trí thức U90”, đã đăng bài viết “Trí thức Việt Nam vui vì điều gì?” với nội dung công kích cá nhân ông Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam nhưng thực chất là nhằm vào uy tín của đồng chí Thủ tướng Chính phủ, đồng thời phủ nhận những thành tựu kinh tế - xã hội mà đất nước đạt được trong năm 2018, xuyên tạc đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam. Nick Nguyễn Đình Cống với lập luận cảm tính, thiếu khách quan, thậm chí có lúc tỏ thái độ hằn học, cay độc về bốn điểm mà Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc nêu ra tại cuộc gặp gỡ 300 đại biểu trí thức Việt Nam ngày 29/1/2019, trước thềm Xuân Kỷ Hợi: 1-Mặc dù khó khăn, đất nước vẫn phát triển nhanh và toàn diện. 2-Giữ được môi trường hòa bình, ổn định. 3-Đảng và Nhà nước quan tâm đến công tác cán bộ. 4-Chiến thắng của đội bóng đá. Nick Nguyễn Đình Cống không thừa nhận ông Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam là đại diện cho trí thức Việt Nam, phỉ báng ông là “một người có tầm hiểu biết yếu kém về xã hội”. Vậy, thưa ông Nguyễn Đình Cống, người giữ chức vụ quan trọng là Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam không xứng đáng là đại diện trí thức Việt Nam thì ai mới xứng đáng? Có chứng cứ gì chứng tỏ vị Chủ tịch này là “có tầm hiểu biết yếu kém về xã hội”? Nick Nguyễn Đình Cống phủ nhận chỉ số tăng trường GDP 7,08% của Việt Nam trong năm 2018, bôi bác rằng đây là con số “tự sướng” của các Ủy viên Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương Đảng và các đảng viên trung kiên. Trong khi đó con số tăng trưởng GDP năm 2018 của Việt Nam được các quốc gia, giới truyền thông, các tổ chức tài chính – kinh tế quốc tế thừa nhận, ca ngợi, dựa vào đó để nhận định Việt Nam là quốc gia có chỉ số tăng trưởng kinh tế nhanh nhất thế giới. Nick Nguyễn Đình Cống không hề đưa ra một con số hay lập luận nào để phản bác con số 7,08%. Vậy thưa ông Nguyễn Đình Cống, con số nào là chính xác, 3, 4, hay 5%? Dựa vào cơ sở nào để đưa ra con số đó?
Nick Nguyễn Đình Cống cũng hoàn toàn cảm tính, không có cơ sở đáng tin cậy để phủ nhận điều được Thủ tướng Chính phủ đưa ra là “kinh tế Việt Nam phát triển nhanh và toàn diện”. Trong khi không thể bác bỏ một sự thật hiển nhiên là Việt Nam có sự ổn định chính trị, điều mà trên thế giới có những quốc gia dù giàu, mạnh không đạt được trong thời gian qua, thì nick Nguyễn Đình Cống lại cho rằng ở Việt Nam “chưa có sự ổn định xã hội”. Ông ta quên một điều rằng chính trị và xã hội gắn chặt với nhau, không thể có sự ổn định chính trị mà lại bất ổn về xã hội. Ông ta viện ra những tiêu cực trong xã hội, điều mà Đảng và Nhà nước ta đang nỗ lực hạn chế, xử lý, để nhận định một cách chủ quan, tiêu cực là Việt Nam “chỉ ổn định tạm thời”, “bên ngoài sơn quét, bên trong mục ruỗng”. Nick Nguyễn Đình Cống cũng phủ nhận chính sách quy hoạch cán bộ của Đảng Cộng sản Việt Nam. Ông ta chỉ nhìn vào những biểu hiện tiêu cực, những cán bộ thoái hóa, biến chất (đã và sẽ được xử lý nghiêm minh) để hồ đồ kết luận “quy hoạch cán bộ, Nghị quyết về cán bộ của Đảng Cộng sản Việt Nam là sai lầm về cơ bản”. Nick Nguyễn Đình Cống có ý đồ thâm độc khi mỉa mai “ông chủ tịch đã tỏ ra xứng đáng là trí thức của Đảng”, cố ý phân hóa đội ngũ trí thức của Việt Nam, chia tách “trí thức của Đảng” với “trí thức của Dân”. Ông ta hẳn là tự nhận mình là “trí thức của Dân”. Dân ở đây là ai? Và ai bầu cho ông ta vị trí đó? Đảng và Nhà nước ta tôn trọng, trọng dụng trí thức, những người có tâm huyết, có tài năng, đóng góp vào sự nghiệp bảo vệ và xây dựng Tổ quốc. Nhưng những đối tượng trí thức thoái hóa, tự diễn biến, biến chất, mượn danh trí thức để chống phá chế đố, làm hại đất nước, dân tộc như ông Chu Hảo, người từng là Giám đốc Nhà xuất bản Tri thức, Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Việt Nam, là điều cần thiết. Việc xử lý những người lợi dụng quyền tự do ngôn luận, lợi dụng mạng xã hội để truyền bá những điều xảo trá, xuyên tạc, tung hỏa mù làm nhiễu thông tin cũng là điều rất cần thiết. Luật An ninh mạng được Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIV, kỳ họp thứ 5 thông qua ngày 12 tháng 6 năm 2018 và có hiệu lực từ ngày 1/1/2019. Trong Luật có Chương I – Những quy định chung, Điều 8 - Các hành vi bị nghiêm cấm về an ninh mạng, mục d - Thông tin sai sự thật gây hoang mang trong nhân dân, gây thiệt hại cho hoạt động kinh tế, xã hội, gây khó khăn cho hoạt động của cơ quan nhà nước hoặc người thi hành công vụ, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác. Mạng xã hội là cuộc sống ảo nhưng trách nhiệm của người sử dụng mạng lại là thật!



0 nhận xét:

Đăng nhận xét