Dự thảo Báo cáo thực hiện Công
ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị của Việt Nam đang được Bộ Tư pháp
lấy ý kiến nhận định, các quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do thông tin
ở Việt Nam được đảm bảo ngày càng tốt hơn.
Theo dự thảo Báo cáo thực hiện Công
ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị của Việt Nam giai đoạn từ năm 2002
đến tháng 6/2017 vừa được Bộ Tư pháp đưa ra ý kiến rộng rãi, Hiến pháp
Việt Nam hiện hành quy định công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí.
Nguyên tắc hiến định này được cụ thể hoá tại nhiều luật do Quốc hội ban hành
như Luật Báo chí, Luật Xuất bản, Luật Công nghệ thông tin, Luật tiếp cận thông
tin và các nghị định hướng dẫn thực hiện, “Các quyền tự do ngôn luận, tự do báo
chí, tự do thông tin ở Việt Nam được đảm bảo ngày càng tốt hơn. Các cuộc tranh
luận, chất vấn, phản biện về chủ trương, chính sách tại Quốc hội, các cuộc toạ
đàm, tranh luận, các thông tin đa chiều trên phương tiện thông tin đại chúng về
mọi vấn đề chính trị, kinh tế, xã hội của đất nước, với sự tham gia tích cực
của các tổ chức chính trị, xã hội và người dân là thực tiễn diễn ra hàng ngày
trong đời sống của người dân Việt Nam”- dự thảo báo cáo nêu rõ.
Năm
2018, số người dùng internet ở Việt Nam là 64 triệu người, chiếm trên 67% dân
số. Để lọt vào tốp 10 các quốc gia có tỷ lệ người dùng tiếp cận Internet, Việt
Nam cần đạt ít nhất 80% tỷ lệ dân số sử dụng Internet, tức khoảng 76,6 triệu
người dùng.
Luật Báo chí cũng quy
định cụ thể, rõ ràng việc tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động hợp tác của các
cơ quan báo chí Việt Nam với nước ngoài. Chính vì vậy, người dân Việt Nam được
tiếp cận với 75 kênh truyền hình nước ngoài, trong đó có những kênh được phát
rộng rãi trên thế giới như CNN, BBC, Bloomberg… hoặc các thông tấn, báo chí lớn
của thế giới như Reuters, BBC, VOA, AP,… thông qua mạng internet.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét