VỊ
THẾ CỦA VIỆT NAM TRÊN TRƯỜNG QUỐC TẾ
TRONG
PHÒNG CHỐNG DỊCH COVID-19
Sau khi Việt Nam triển khai
các biện pháp nhằm giảm thiểu về kinh tế và hộ trợ người dân gặp khó khan do
đại dịch Covid-19, các đối tượng phản dộng đã có nhiều bài viết nói xấu, xuyên
tạc chính sách của Nhà nước, bôi nhọ các vị lãnh đạo Đảng, Nhà nước. Sự thật
thì không như chúng đang rêu rao, xuyên tạc, chúng ta hãy xem những phát biểu
chính thổng của cộng đồng quốc tế sẽ hiểu rõ về điều đó.
Viết về công cuộc phòng chống
đại dịch Tuần báo l’Obs của Pháp đánh giá cao các biện pháp chống
dịch của Việt Nam, trong đó khẳng định "Việt Nam là quốc gia đáng ca ngợi
hàng đầu" trong cuộc chiến này.
Tác giả bài viết, một người
Pháp sống ở Việt Nam, nhấn mạnh Việt Nam là một quốc gia đang phát triển với 93
triệu người, vừa thoát khỏi chiến tranh gần 50 năm trước, đang tiến hành các
biện pháp đơn giản song triệt để nhằm khống chế sự lây lan của virus SARS-CoV-2
và đến nay chưa có trường hợp tử vong nào vì COVID-19.
Bài viết điểm lại những biện
pháp Việt Nam đã thực hiện như cách ly và điều trị người mắc COVID-19 tại các
bệnh viện được chỉ định, xét nghiệm và xác định những trường hợp có nguy cơ,
sau đó cách ly 14 ngày trong các doanh trại quân đội hoặc cơ sở của nhà nước.
Đối với những người dân khác, mọi người được khuyến khích ở nhà.
Tác giả bài viết đề cao hành
động tập thể và có trách nhiệm trong chống dịch ở Việt Nam, như việc toàn dân
đeo khẩu trang. Lực lượng chức năng Việt Nam cũng luôn đồng hành cùng người
dân. Khắp các quận đều phát những hướng dẫn phòng ngừa qua loa phóng thanh.
Toàn bộ người dân nhận được một tin nhắn SMS gần như hằng ngày với các nội dung
chỉ dẫn hoặc thông báo tìm kiếm những người có nguy cơ. Theo tác giả, hành động
tập thể và có trách nhiệm là giải pháp toàn diện cho dịch bệnh.
Bài báo nhấn mạnh Việt Nam là
một quốc gia không quá mạnh về kinh tế, với cơ sở hạ tầng chưa hoàn toàn hiện
đại song đã phòng chống đại dịch COVID-19 bằng cách quản lý rất tỉ mỉ và
có tổ chức, có sự chuẩn bị, thể hiện vai trò bảo vệ của Nhà nước đối với người
dân. Tác giả bài viết cho rằng "chính quyền Việt Nam đã ngăn chặn virus
SARS-CoV-2 theo cách rất nhân văn và áp dụng từng bước một".
Trong khi đó, đài
BBC dẫn nhận định của PGS. TS Jonathan London - một nhà nghiên cứu
xã hội học và chính trị người Mỹ- cho rằng "Việt Nam đã phản ứng một cách
nghiêm túc" đối với đại dịch COVID-19.
“Việt Nam -hình mẫu về cách
thức kiềm chế đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 trong điều kiện hạn chế”
là nội dung bài viết được đăng tải trên trang mạng zen.yandex.ru của
Nga (zen.yandex.ru là trang tìm kiếm lớn thứ 4 thế giới).
Bài viết nhận định Việt Nam
đã kiểm soát tốt tình hình lây lan của dịch bệnh khi tính tới cuối tháng 3 ghi
nhận hơn 200 ca nhiễm và chưa có ca tử vong, nhờ Chính phủ Việt Nam đã phản ứng
nhanh với dịch bệnh.
Các biện pháp mà Chính phủ
Việt Nam đã nhanh chóng và kiên quyết thực hiện bao gồm đóng cửa tất cả các
trường học; đình chỉ toàn bộ các chuyến bay; áp dụng biện pháp cách ly phòng
dịch 21 ngày đối với một vùng ở tỉnh Vĩnh Phúc, nơi có nhiều lao động trở về từ
Trung Quốc (đặc biệt là thành phố Vũ Hán); cách ly bắt buộc 14 ngày với tất cả
những người từ nước ngoài trở về; cách ly những người nhiễm bệnh và theo dõi
tất cả những trường hợp có tiếp xúc với người bệnh.
Bài báo nhấn mạnh tính
hiệu quả trong công tác phòng chống dịch bệnh ở Việt Nam còn thể hiện ở chỗ
điều kiện của Việt Nam còn khó khăn nhưng có thể trở thành “tấm gương” cho
nhiều quốc gia khác về cách thức dập dịch đạt hiệu quả cao nhất với mức chi phí
tối thiểu.
Theo bài viết, khác với
các quốc gia láng giềng giàu có khác ở châu Á, Việt Nam không thể xét nghiệm
cho tất cả người dân. Thay vào đó, Việt Nam tập trung vào các biện pháp cơ bản
như xét nghiệm có chọn lọc, kiểm soát tình hình và cách biện pháp này đã được
cộng đồng quốc tế đánh giá cao./.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét