TỰ DO TÔN GIÁO VÀ CHỐNG ĐỐI CHÍNH QUYỀN
KHÔNG THỂ LÀ MỘT
ĐBT
Mặc
dù Chính phủ Việt Nam đã nhiều lần phát đi thông điệp rằng, Việt Nam sẵn sàng
trao đổi với Hoa Kỳ về các vấn đề hai bên cùng quan tâm, trong đó có vấn đề tôn
giáo, trên tinh thần thẳng thắn, cởi mở và tôn trọng lẫn nhau. Tuy nhiên, Ủy
ban Hoa Kỳ về tự do tôn giáo quốc tế (USCIRF) mới đây đưa ra báo cáo tình hình
tự do tôn giáo thế giới 2020 - trong đó đại ý nhận định rằng, Việt Nam vẫn chưa
có tự do tôn giáo thật sự, đồng thời muốn đưa Việt Nam vào danh sách các quốc
gia đáng quan tâm đặc biệt về vấn đề tôn giáo.
USCIRF
chưa hiểu hay cố tình không hiểu!?. Trong khi thực tế hiện nay, Việt Nam có tổng
cộng hơn 40 tổ chức thuộc 16 tôn giáo được công nhận và cấp đăng ký hoạt động với
55.000 chức sắc, 145.000 chức việc, 29.000 cơ sở thờ tự; 95% dân số có đời sống
tín ngưỡng, tôn giáo, trong đó có 26 triệu tín đồ, chiếm 27% dân số cả nước. Đời
sống sinh hoạt tôn giáo tại Việt Nam ngày càng phong phú với khoảng 8.500 lễ hội
tín ngưỡng, tôn giáo được tổ chức mỗi năm. Hiện nay, các cá nhân, tổ chức tôn
giáo ngày càng tham gia vào nhiều hoạt động giao lưu, hợp tác và các hoạt động
tôn giáo quốc tế lớn, điển hình như Đại lễ Phật đản Liên hợp quốc Vesak. Các tổ
chức tôn giáo được công nhận xây dựng và thực hiện đường hướng hành đạo phù hợp
với văn hóa truyền thống, gắn bó, đồng hành cùng dân tộc. Có thể khẳng định rằng,
tình hình tôn giáo ở Việt Nam thời gian qua ổn định, đời sống tôn giáo có những
biến đổi sâu sắc cả về số lượng lẫn phạm vi hoạt động, quyền tự do tín ngưỡng,
tôn giáo được tôn trọng, bảo đảm trước hết là nhờ chủ trương “tôn trọng tự do
tín ngưỡng, tôn giáo” của Đảng và Nhà nước Việt Nam.
USCIRF
nên nhớ rằng, chẳng riêng gì tại Việt Nam, thực tiễn trên thế giới không có hoạt
động tín ngưỡng, tôn giáo ở nước nào đứng ngoài pháp luật nhà nước, ngay cả ở Mỹ
cũng vậy, không có ngoại lệ; cần phân định rõ giữa tự do hoạt động tín ngưỡng,
tôn giáo với các hành vi lợi dụng, vi phạm pháp luật. Ở Việt Nam, quyền tự do
tín ngưỡng, tôn giáo của công dân được quy định rõ trong Hiến pháp, pháp luật;
tự do hoạt động tôn giáo phải trên cơ sở tuân thủ pháp luật; không chấp nhận những
hành động núp bóng tôn giáo để rao giảng các thông tin xuyên tạc, bôi đen về
tình hình đất nước, từ đó kích động người dân đấu tranh chống đối chính quyền.
Thậm chí, trong vỏ bọc về vấn đề tôn giáo là những mưu đồ tiến hành thành lập,
xây dựng lực lượng, hình thành nên tổ chức chống đối. Và còn rất nhiều mưu đồ
thâm hiểm, oái oăm khác dưới cái bóng mờ ảo của “ngọn cờ tôn giáo” ấy. Ví dụ
như giáo phái Dương Văn Mình, một tổ chức tôn giáo chui vốn gắn liền với những
hoạt động, chiêu trò gây mất ổn định an ninh chính trị, đòi thành lập quốc gia
ly khai tự trị cho dân tộc Mông ở Tây Bắc. Còn Nguyễn Bắc Truyển – được gắn với
cái mác là “một người đấu tranh cho Phật giáo Hòa Hảo” nhưng thực chất là một
trong những đối tượng khởi xướng, thành lập tổ chức, xây dựng cương lĩnh, điều
lệ, quy chế hoạt động và chỉ đạo, điều hành hoạt động của tổ chức gọi là “Hội
anh em dân chủ” nhằm lật đổ chính quyền…
Vì thế, có thể khẳng định chắc chắn rằng Ủy
ban Hoa Kỳ về tự do tôn giáo quốc tế (USCIRF) chưa bao giờ và sẽ không bao giờ
thôi đưa ra những nhận định, đánh giá chủ quan, phiến diện, không đúng sự thật
về tình hình tự do tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam. Bởi chính họ là bệ đỡ cho
những kẻ lợi dụng tôn giáo để chống phá Nhà nước Việt Nam.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét