NHẬN DIỆN HOẠT ĐỘNG XUYÊN TẠC CÔNG TÁC
PHÒNG CHỐNG DỊCH BỆNH COVID-19
ĐỂ CHỐNG PHÁ ĐẢNG, NHÀ NƯỚC
Hiện nay các thế lực thù địch trong
và ngoài nước đang đẩy mạnh hoạt động
khai thác, bịa đặt, tung tin giả mạo, xuyên tạc chủ trương, chính sách của Nhà
nước trong phòng chống dịch bệnh COVID-19 gây hoang mang dư luận. Mỗi người dân cần nhìn nhận rõ âm
mưu, thủ đoạn để hiểu đúng vấn đề, bản chất sự việc và cùng chung tay đẩy lùi dịch
bệnh.
Trong thời gian vừa qua, nhất là những ngày gần
đây, những thông tin nhiễu loạn, thất thiệt, giả mạo tràn ngập trên nhiều
phương tiện truyền thông và mạng xã hội đề cập đến diễn biến phức tạp tình hình
dịch bệnh COVID-19.
Để thực hiện mục đích công kích
lãnh đạo Đảng, Nhà nước và chính quyền các cấp trong công tác phòng chống dịch
bệnh, các thế lực thù địch triệt để sử dụng các thủ đoạn sau:
Một là, lợi dụng tính năng lan tỏa nhanh của internet, của truyền
thông xã hội như các kênh: Google, Youtube, facebook…, các thế lực thù địch đã
lập ra hàng trăm hội nhóm, tài khoản trên facebook để tán phát các bài viết,
hình ảnh, video clip có nội dung tuyên truyền xuyên tạc sai sự thật về dịch
COVID-19, làm nhiễu loạn thông tin, gây hoang mang dư luận.
Chúng triệt để khai thác các tính
năng bình luận, chia sẻ và phát trực tiếp (livestream) trên mạng xã hội để “phủ
kín thông tin” tiêu cực đến người dân. Nhiều tổ chức phản động lưu vong, như:
Việt Tân, Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời, các đài phát thanh BBC, VOA,
RFA, Chân trời mới media, Hội anh em dân chủ… cùng số đối tượng phản động trong
nước câu kết, a dua, phủ nhận những thành quả bước đầu của Đảng, Nhà nước và
nhân dân ta trong công tác ngăn chặn, kiểm soát, đẩy lùi những thiệt hại do đại
dịch COVID-19 gây ra mà WHO và quốc tế đánh giá cao.
Chúng còn sẵn sàng chi nhiều tiền để thực hiện các “quảng cáo chính
trị” nhằm bóp méo sự thật, tán phát đến người dân các nội dung xuyên tạc tình
hình dịch bệnh tại Việt Nam, công kích Chính phủ “bưng bít thông tin”, yếu kém
trong điều hành, xử lý dịch bệnh.
Hai là, tạo các bài viết, video clip giật gân, gây sốc
nhằm xuyên tạc tình hình dịch bệnh, tung tin về số lượng người bị nhiễm, tử
vong do dịch bệnh tại các địa phương, hướng dẫn cách tự điều trị, chẩn đoán tại
nhà, tán phát thông tin vaccine có thể chữa khỏi virus Corona; xuyên tạc về nguồn
gốc của COVID-19.
Một số tổ chức “Việt Tân”, “Chính
phủ quốc gia Việt Nam lâm thời”, “Voice”, “BPSOS” và các đối tượng chống đối
trong và ngoài nước tổ chức nhiều cuộc thăm dò ý kiến qua mạng gây áp lực với
chính quyền đối với các quyết sách như: đóng cửa biên giới với Trung Quốc, yêu
cầu các doanh nghiệp có công nhân Trung Quốc, Hàn Quốc dừng sản xuất, học sinh
nghỉ học, trung tâm thương mại, siêu thị đóng cửa; kêu gọi, kích động công nhân
đình công tập thể, hô hào người dân tích trữ lương thực, thực phẩm khiến tình
trạng hoảng loạn trong quần chúng nhân dân.
Ba là, lợi dụng “khoảng trống thông tin” khi các đài,
báo chính thống chưa đưa thông tin chính thức đã nhanh chóng khai thác, lồng
ghép với những thông tin xuyên tạc, bịa đặt về tình hình dịch bệnh COVID-19 đưa
lên mạng xã hội.
Chúng cho rằng Đảng, Nhà nước
“che giấu, bưng bít thông tin” thiếu minh bạch trong công bố số ca nhiễm, tử
vong do COVID-19; Việt Nam tuyên bố chữa trị thành công cho các ca nhiễm COVID-19 chỉ là con số “lừa mị
để trấn an dư luận”. Nhiều đối
tượng cắt ghép hình ảnh, tin bài thật, giả lẫn lộn để vu cáo chính quyền gia
tăng “đàn áp, bắt bớ, xử phạt” những người đăng tải thông tin liên quan đến dịch
bệnh. Một số hội nhóm có đông
thành viên, kiểm duyệt không chặt chẽ về nội dung cũng đã đăng nhiều tin, bài,
bình luận sai sự thật công kích hoạt động điều hành chống dịch của Chính phủ.
Có thể thấy, diễn biến dịch bệnh
COVID-19 như “mảnh đất màu mỡ” được các phần tử cơ hội, chống đối, các tổ chức
tự xưng “xã hội dân sự” triệt để lợi dụng, khai thác, bịa đặt, tung tin giả mạo,
thất thiệt, xuyên tạc chủ trương, chính sách của Nhà nước, gây hoang mang trong
dư luận.
Những thông tin bịa đặt, giả
mạo, xuyên tạc không những
gây hoang mang, hoài nghi trong dư luận mà còn gieo rắc tâm lý sợ hãi cho xã hội,
cho cộng đồng. Vì nghe theo tin giả nên người dân thêm hoảng loạn, đổ xô đi mua
khẩu trang, thực phẩm và tình trạng quá tải để chờ xét nghiệm ở các bệnh. Do đó, người dân cần nhìn nhận
rõ âm mưu, thủ đoạn để hiểu đúng vấn đề, bản chất sự việc và cùng chung tay đẩy
lùi dịch bệnh.
Để góp phần loại bỏ thông tin xấu,
tiêu cực gây hoang mang dư luận, khi phát hiện nguồn tin xấu, cần báo cho cơ quan Công an, các cơ
quan chức năng liên quan để có biện pháp xử lý kịp thời.
Người dân cần bình tĩnh trước các thông tin thất thiệt trên mạng xã
hội, thay vì đổ xô đi tích trữ thực phẩm, chúng ta nên hạn chế tới nơi đông người,
chủ động khai báo y tế trung thực khi có dấu hiệu nghi nhiễm, thực hiện biện
pháp phòng cống dịch theo khuyến cáo của Bộ Y tế và giữ vững niềm tin vào sự
quyết tâm đẩy lùi dịch bệnh của Chính phủ.
V.T.B
0 nhận xét:
Đăng nhận xét