Thứ Ba, 1 tháng 5, 2018

XUNG QUANH MỘT SỐ PHIÊN TÒA XÉT XỬ “TAY CHÂN” CỦA LINH MỤC NGUYỄN ĐÌNH THỤC

        Trong thời gian vừa qua, nhiều người nhận ra tình hình an ninh trật tự ở miền Trung đã dần bớt “nóng”, không còn các cuộc biểu tình rầm rộ như trong thời gian trước kia. Có được kết quả này phải kể đến cuộc đấu tranh không biết mệt mỏi của chính quyền và người dân Nghệ An, Hà Tĩnh, của lực lượng công an, đội cờ đỏ,… Kết quả đó cũng nhờ chính quyền đã kiềm tỏa được các đối tượng chống đối cực đoan, mà điển hình là hai linh mục Nguyễn Đình Thục và Đặng Hữu Nam. Đặng Hữu Nam đã bị điều chuyển sang một giáo xứ khác, còn linh mục Nguyễn Đình Thục đã bị “chặt hết chân tay”. Tại sao nói vậy? Hãy nhìn phiên tòa diễn ra có thể thấy điều này.

    Ngày 12/4/2018, Tòa án nhân dân tỉnh Hà Tĩnh tiến hành xét xử đối tượng phản động Trần Thị Xuân (42 tuổi, trú xã Thạch Kim, huyện Lộc Hà, Hà Tĩnh) với hành vi “Hoạt động lật đổ chính quyền nhân dân” theo khoản 1, Điều 79, Bộ Luật hình sự. Theo cáo trạng, từ tháng 7/2016, thông qua một số người quen và mạng xã hội, Trần Thị Xuân đã làm quen với một số đối tượng phản động, được bầu làm Phó Ban điều hành chi hội Anh em dân chủ miền Trung. Tổng cộng Trần Thị Xuân đã nhận 170 triệu đồng của tổ chức khủng bố, phản động lưu vong ở nước ngoài và các đối tượng cực đoan trong nước.Với số tiền trên, Xuân đã tham gia các hoạt động “vì cộng đồng”, “từ thiện”, nhưng thực chất là dùng tiền, vật chất của các tổ chức phản động lôi kéo, móc nối các đối tượng khác trên địa bàn cùng tham gia các hội, nhóm chống đối nhằm khuyếch trương cho cái gọi là xây dựng xã hội “dân chủ”. 
    Ai cũng biết, Trần Thị Xuân là một giáo dân Công giáo, là người có mối quan hệ thân thiết với hàng loạt các linh mục xấu trên địa bàn, đặc biệt là Nguyễn Đình Thục. Xuân được coi là sợi dây liên kết giữa Thục và các tổ chức phản động bên ngoài, giúp Thục vận động tài chính để tổ chức các cuộc biểu tình trong thời gian 2016, 2017. Bắt giữ, xử lý Trần Thị Xuân là cách cơ quan công an sử dụng để đánh vào nguồn tài chính của Nguyễn Đình Thục. Thiếu tiền thì đừng mong Thục tổ chức được cuộc biểu tình, tuần hành nào cho giáo dân vì cuối cùng, lợi ích vật chất vẫn là miếng mồi ngon nhất để Thục dụ dỗ giáo dân của mình.
   Cùng ngày đó, Tòa án Nhân dân tỉnh Nghệ An mở phiên tòa công khai xét xử sơ thẩm Nguyễn Viết Dũng (sinh  ngày 19/6/1986; thường trú tại xóm Trần Phú, xã Hậu Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An) về tội “Tuyên truyền chống nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”. Theo tài liệu của cơ quan điều tra, Nguyễn Viết Dũng (tức “Dũng Phi Hổ”) từng bị Tòa án Nhân dân Thành phố Hà Nội xử phạt 12 tháng tù về tội "Gây rối trật tự công cộng". Sau khi ra tù, Dũng không ăn năn hối cải, tu chí làm ăn mà cố tình lên mạng xã hội, cấu kết với các đối tượng cực đoan, phản động để viết bài, chụp ảnh, xuyên tạc, bóp méo sự thật, chống phá đất nước, phá hoại cuộc sống bình yên của nhân dân.
   Điều đáng nói ở đây là, Nguyễn Viết Dũng bị bắt ngay trên chính giáo xứ Song Ngọc, khi y đang lẩn trốn tại nhà thờ của Nguyễn Đình Thục. Việc Nguyễn Đình Thục không chỉ đơn giản là giúp đỡ kẻ “cùng hội cùng thuyền” khi đang trong bước khốn cùng, mà cơ bản, Thục đã nhìn nhận được giá trị của Nguyễn Viết Dũng trong hoạt động chống phá chính quyền của mình. Dũng “phi hồ” với lịch sử chống đối chính quyền của mình và bản tính “trẻ trâu”, dám làm những hành động điên rồ để thể hiện tính phá phách  của y. Y từng đến suối Lenin ở Pác Bó (Cao Bằng), dinh Độc Lập để cầm cờ ba sọc chụp ảnh sau đó tung lên mạng, hay treo cờ ba sọc ngay chính trong ngôi nhà của mình. Với tính cách như vậy, Nguyễn Đình Thục sẽ rất dễ lợi dụng y vào những hoạt động manh động để chống phá chính quyền, thậm chí là khủng bố, gây nổ tại các trụ sở cơ quan. Tuy nhiên chưa kịp làm gì, Nguyễn Viết Dũng đã bị xộ khám, bóc lịch.
      Như vậy, có thể thấy, với việc “chân tay” bị chặt hết, Nguyễn Đình Thục trở nên vô dụng trong việc thực hiện các ý đồ chống chính quyền. Dư luận đang dự đoán, không biết trong thời gian tới, Nguyễn Đình Thục có trở nên “ba đầu sáu tay”, có dùng chiêu trò gì mới trong chống đối chính quyền nữa hay không?
K’Sor H (Tổng hợp từ Internet)

0 nhận xét:

Đăng nhận xét