Thực hiện Chương trình làm việc toàn khóa, sáng ngày 7 tháng
5 năm 2018, Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa XII đã khai mạc
trọng thể tại thủ đô Hà Nội. Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì và có bài
phát biểu khai mạc Hội nghị. Tổng Bí thư nêu rõ, Hội nghị Trung ương lần này
diễn ra đúng vào thời điểm giữa nhiệm kỳ khóa XII, trong bối cảnh sau 2 năm
rưỡi nỗ lực phấn đấu của toàn Đảng, toàn dân, đất nước ta đã có nhiều chuyển
biến tích cực và đang đứng trước những thời cơ, vận hội mới, tốt đẹp hơn cho sự
nghiệp đổi mới. Có thể khẳng định đây là hội nghị rất quan trọng của Đảng, với
việc thảo luận về "Đề án tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất
là cấp chiến lược đủ năng lực, phẩm chất và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ".
Trong bối cảnh cuộc chiến chống tham nhũng của Đảng, dưới sự chỉ đạo của Ban bí
thư, đứng đầu là Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, hội nghị này được dư luận trong
nước và thế giới rất quan tâm. Lợi dụng sự quan tâm này, các tổ chức phản động
và các đối tượng chống đối ở trong và ngoài nước liên tục đăng tải các
bài viết có nội dung xuyên tạc về nội dung và chủ đề của Hội nghị, nhằm đưa
thông tin sai lệch trước thềm Hội nghị.
Một trong những luận điệu được các đối tượng chống đối liên
tục đưa ra đó là về cuộc đấu tranh quyền lực, phe cánh giữa các bên trong nội
bộ Đảng cộng sản Việt Nam. Điển hình cho luận điệu này là các bài viết được đưa
lên các trang BBC, VOA trong những ngày vừa qua. Ngày 2/5/2018, trên BBC có
đăng bài viết “TBT Nguyễn Phú Trọng ‘sẽ hài lòng’ với Hội nghị TW 7?”. Mặc dù
cố gắng tỏ ra là bài viết khách quan dưới góc nhìn của một cây bút nước ngoài,
tuy nhiên, tác giả cố lồng ghép vào đó là các nội dung xuyên tạc, bôi xấu các
cán bộ cấp cao trong Đảng, như về đồng chí Nguyễn Thiện Nhân khi cho rằng ông
này “luôn vâng lời” hay về việc bố trí nhân sự trong Hội nghị Trung ương 7 là
“cơ hội để ông Trọng đưa các đồ đệ vào những vị trí Bộ chính trị đang trống”,
cho rằng “Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng sẽ tiếp tục củng cố sức mạnh chính trị
tại Hội nghị.”. Cùng quan điểm đó, các trang viết phản động khác cùng tung ra
quan điểm cho rằng Hội nghị Trung ương 7 tiếp tục là cuộc đấu tranh quyền lực
trong Đảng.
Từ những luận điệu trên, đám dân chủ muốn hướng dư luận có
cách nhìn sai lệch về nội dung và ý nghĩa thật sự của Hội nghị để từ đó có
những tư tưởng trái chiều trong nhân dân, có cái nhìn trái chiều về cuộc chiến
chống tham nhũng mà Đảng, Nhà nước đang tiến hành. Tuy nhiên, có một thực tế mà
tất cả các phương tiện truyền thông phản động phải thừa nhận hoặc lảng tránh
không đề cập đến đó là niềm tin trong nhân dân vào Đảng, Nhà nước thông qua
cuộc đấu tranh chống tham nhũng đang tăng lên rõ rệt, và uy tín rất lớn của
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng trong nhân dân thời điểm hiện tại. Chính trang BBC
đã phải thừa nhận: "Ông là nhà lý luận, người tin tưởng nhiệt thành, đã
vượt qua cuộc đấu tranh quyền lực hơn hai năm trước đây." "Nay ông
muốn làm sạch đảng, loại bỏ những kẻ tái phạm, xu thời, cơ hội.".
Không chỉ các trang mạng phản động ở bên ngoài, rất nhiều
đối tượng chống đối ở trong nước cũng nhân sự kiện này để xuyên tạc cũng như
“đánh bóng” tên tuổi của mình. Điển hình là hoạt động đưa “tâm thư” của nhóm
Đồng Thuận tại xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, Hà Nội. Mặc dù sự việc đã có kết luận
rõ ràng, đúng pháp luật, tuy nhiên, do sự kích động của các đối tượng phản
động: Nguyễn Quang A, Nguyễn Đăng Quang, Trịnh Bá Phương,… nhóm Đồng Thuận tiếp
tục có hoạt động gây rối, kích động người dân chống đối chính quyền. Sau sự
kiện kỷ niệm 1 năm vụ Đồng Tâm, nhóm này tiến hành nhiều hoạt động gây rối, mà
điển hình là việc gưi tâm thư tới Hội nghị trung ương 7 vừa qua. Mặc dù biết
trước kết quả, tuy nhiên, ý đồ của ông Lê Đình Kình và đồng bọn chính là thu
hút sự chú ý của dư luận vào các hoạt động gây rối, chống phá của mình.
Qua đây có thể thấy rõ ý đồ lợi dụng sự kiện Hội nghị
Trung ương 7 để tiến hành các hoạt động chống phá của các tổ chức phản
động và các đối tượng chống đối ở trong và ngoài nước.
K’Sor H (Tổng
hợp từ Internet)
0 nhận xét:
Đăng nhận xét