Thời gian gần đây, các thế lực thù địch đang âm
mưu kêu gọi đòi huỷ bỏ Điều 117, Bộ luật Hình sự năm 2015; vậy bản chất đằng
sau của chiêu trò đó là gì?
Trước khi diễn
ra phiên tòa phúc thẩm xét xử các đối tượng Cấn Thị Thêu (SN 1962, thường trú
tại Dương Nội, Hà Đông, Hà Nội); Trịnh Bá Tư (SN 1989, trú tại Đại Đồng, Ngọc
Lương, Yên Thủy, Hòa Bình) về tội “Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền
thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam” theo
Điều 117 BLHS, các đối tượng phản động, chống phá Nhà nước ra sức tuyên truyền,
kêu gọi xóa bỏ điều luật này. Không chỉ riêng Cấn Thị Thêu, Trịnh Bá Tư, mà một
số đối tượng như Phạm Chí Dũng (SN 1966, quê Đồng Tháp, thường trú tại phường
1, quận Tân Bình, TP Hồ Chí Minh), Nguyễn Văn Công Em (SN 1971, cư trú tại Mỹ
Thạnh, Giồng Trôm, Bến Tre), Nguyễn Tường Thụy (SN 1950, cư trú tại Thanh Xuân
Trung, Thanh Xuân, Hà Nội), Nguyễn Thị Cẩm Thúy (SN 1976, thường trú tại Cam
Thành Bắc, Cam Lâm, Khánh Hòa)… cũng đã vi phạm quy định của điều luật trên và
cơ quan chức năng đã và đang tiến hành các biện pháp tố tụng theo đúng quy định
của pháp luật để xử lý hành vi phạm tội.
Chính vì những
“tổn thất” trong hoạt động chống phá Nhà nước Việt Nam, các đối tượng chống đối
trong, ngoài nước ra sức đòi yêu sách với đề nghị xóa bỏ Điều 117, BLHS. Các
luận điệu tuyên truyền kêu gọi xóa bỏ Điều 117, BLHS trong thời gian qua được
các đối tượng phản động, chống đối tuyên truyền rộng khắp, đặc biệt là trên
không gian mạng xuất hiện nhiều thông tin tuyên truyền, đưa ra các lý lẽ yêu
cầu Việt Nam xóa bỏ điều luật này. Điều 117, BLHS quy định: “Tội làm, tàng trữ,
phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước
Cộng hòa XHCN Việt Nam”, BLHS năm 2015 được sửa đổi, bổ sung từ Điều 88 BLHS
năm 1999 với một số điểm mới về tên điều luật, nội dung điều luật theo hướng
qui định cụ thể hơn và mở rộng phạm vi khách quan của tội này. Sửa đổi, bổ
sung, hoàn thiện BLHS nói chung, Điều 88 của BLHS cũ nói riêng nhằm phù hợp với
tình hình thực tiễn, các mặt khách quan trong công tác phòng, chống tội phạm
trong tình hình mới. Trước đó, Điều 88 BLHS năm 1999 cũng là điều luật mà các
đối tượng chống phá Nhà nước ra sức tuyên truyền, yêu cầu xóa bỏ. Sau khi điều
luật này được sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện theo Điều 117, BLHS 2015 thì các
phần tử chống đối cũng không từ bỏ âm mưu, mà tiếp tục “bài ca” kêu gọi xóa bỏ
nhằm đạt được âm mưu, ý đồ chống phá Nhà nước với mục tiêu xóa bỏ vai trò cầm
quyền, lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Vậy, câu hỏi
đặt ra, tại sao các đối tượng phản động, chống phá lại kêu gọi xóa bỏ Điều 117,
Bộ luật Hình sự năm 2015?
Kêu gọi xóa bỏ
Điều 117, BLHS, các đối tượng phản động, chống phá nhằm tác động trực tiếp đến
nền tư pháp Việt Nam. Các lập luận, quan điểm xóa bỏ Điều 117, BLHS nhằm tạo ra
kẽ hở về mặt pháp lý cho các phần tử phản động, chống phá có thời cơ để tuyên
truyền, chống phá Đảng, Nhà nước Việt Nam. Có thể nói rằng, muốn có cơ hội cho
hoạt động tuyên truyền, tán phát các tài liệu chống phá Nhà nước mà không bị
các cơ chế pháp lý ràng buộc thì dĩ nhiên các đối tượng cần phải kêu gọi xóa bỏ
Điều 117, BLHS. Bên cạnh đó, hoạt động tuyên truyền, kêu gọi xóa bỏ Điều 117,
BLHS cũng là lý do để tuyên truyền, xuyên tạc, hạ uy tín của Việt Nam trên
trường quốc tế, vu cáo Việt Nam vi phạm “nhân quyền”, can thiệp vào quyền “tự
do ngôn luận” nói lên tiếng nói của công dân. Các hoạt động kêu gọi xóa bỏ điều
luật nhằm tạo cơ hội cho các đối tượng chống phá nhà nước tuyên truyền, can
thiệp vào các lĩnh vực nhạy cảm của đời sống xã hội của Việt Nam trong vấn đề
kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, những mục tiêu mà các đối tượng phản động,
chống đối đặt ra là có thời cơ, điều kiện thuận lợi để tiến tới lật đổ vai trò
lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Rõ ràng, mọi
hoạt động tuyên truyền, kêu gọi xóa bỏ Điều 117, BLHS của các đối tượng phản
động, chống phá là một đòi hỏi phi lý, đi ngược lại với lợi ích chung của toàn
xã hội. Phải khẳng định rằng, Điều 117, BLHS nói riêng, BLHS nói chung được ban
hành hoàn toàn hợp hiến, không vi hiến như các đối tượng chống đối vẫn tuyên
truyền, xuyên tạc. Việc thảo luận, lấy ý kiến trước khi ban hành điều luật này
dựa trên các căn cứ, cơ sở ý kiến đóng góp của các cơ quan, ban, ngành, của
toàn xã hội và tuân theo một quy trình rất chặt chẽ, đồng thời nhận được sự
đồng thuận của toàn xã hội, ngoại trừ các đối tượng có mục đích, ý đồ xấu.
VT11
0 nhận xét:
Đăng nhận xét