Trong
Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội (1991) của
Đảng ta đã xác định rằng: “Chủ nghĩa Mác - Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh là nền
tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động của Đảng và nhân dân ta”.
Tuy
nhiên, từ đó đến nay, đặc biệt là trong giai đoạn từ sau Đại hội đại biểu toàn
quốc lần thứ XIII của Đảng, các đối tượng phản động, cơ hội chính trị, xét lại ở
trong và ngoài nước liên tục chống phá, xuyên tạc với những bài viết phủ nhận
chủ nghĩa Mác - Lê nin, cho rằng trong nền tảng tư tưởng của Đảng chỉ cần tư tưởng
Hồ Chí Minh, hoặc không cần lý luận nào.
Có
thể nói đây là thủ đoạn hết sức thâm độc của các đối tượng phản động, bởi tách
rời và đối lập tư tưởng Hồ Chí Minh với chủ nghĩa Mác - Lê nin về thực chất là
bài bác, xuyên tạc tư tưởng Hồ Chí Minh, là tách rời chủ nghĩa yêu nước với chủ
nghĩa quốc tế Hồ Chí Minh, tách rời độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội ở Việt
Nam, phủ nhận vai trò, sứ mệnh của giai cấp công nhân, đồng thời phủ nhận con
đường đi lên chủ nghĩa xã hội mà nước ta đang xây dựng.
Chúng
ta thấy rằng, khi ra đi tìm đường cứu nước, tiếp cận với Luận cương Lê nin, Chủ
tịch Hồ Chí Minh đã nói, bây giờ học thuyết nhiều, chủ nghĩa nhiều nhưng chỉ có
chủ nghĩa Lê nin là đúng đắn nhất, và rằng chủ nghĩa Lê nin là cái cẩm nang
giúp chúng ta xác định con đường đúng đắn nhất để giải phóng dân tộc (chủ nghĩa
Lê nin là chủ nghĩa Mác được vận dụng vào thời kỳ đế quốc chủ nghĩa và thời kỳ
quá độ lên chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản).
Cùng
với tinh thần yêu nước, thương dân thì chủ nghĩa Mác - Lê nin là hạt nhân cốt
lõi của tư tưởng Hồ Chí Minh. Tư tưởng Hồ Chí Minh chính là sự vận dụng và phát
triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện cụ thể của Việt Nam. Tư tưởng
Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hòa chủ nghĩa yêu nước chân chính với chủ nghĩa
quốc tế cao cả, là sự kết hợp phong trào yêu nước với phong trào công nhân,
phong trào cách mạng xã hội chủ nghĩa. Đó là sự khác biệt giữa tư tưởng và con
đường cứu nước của Hồ Chí Minh với các sĩ phu yêu nước, các bậc tiền bối muốn cứu
nước trước đó dù các vị đó có tinh thần yêu nước và tinh thần dân tộc rất cao.
Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời vào ngày 3/2/1930, Chủ
tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định trong cương lĩnh và sách lược vắn tắt do Người
khởi thảo: cách mạng Việt Nam trước là cách mạng giải phóng dân tộc, là cách mạng
thổ địa, đánh đổ chế độ tư bản, chế độ phong kiến, rồi tiến lên xây dựng xã hội
cộng sản (xã hội cộng sản chính là nội dung cốt lõi của học thuyết Mác - Lê
nin). Trong các lớp huấn luyện cán bộ ở Quảng Châu (Trung Quốc) thời kỳ đó, Hồ
Chí Minh đã truyền bá chủ nghĩa Mác -Lê nin và vận dụng chủ nghĩa Mác - Lê nin
vào con đường giải phóng dân tộc ở Việt
Nam.
Có
thể khẳng định rằng, chủ nghĩa Mác - Lê nin là những nguyên lý, nguyên tắc cơ bản,
còn “Đường Kách mệnh” là nhận thức và Vận dụng sáng tạo vào Việt Nam. Tách rời
hoặc đối lập tư tưởng Hồ Chí Minh với chủ nghĩa Mác-Lê nin là không hiểu biết
gì về tư tưởng Hồ Chí Minh hoặc cố hạ thấp tư tưởng Hồ Chí Minh. Đảng Cộng sản
Việt Nam luôn tỉnh táo, sáng suốt và có thái độ khoa học để khẳng định “chủ
nghĩa Mác-Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam
cho hành động của Đảng và nhân dân ta”. Tiếp tục “kiên định và không ngừng vận
dụng, phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh phù hợp
với thực tiễn Việt Nam trong từng giai đoạn”.
Bảo
vệ vững chắc nền tảng tư tưởng của Đảng là trách nhiệm của mỗi đảng viên, người
dân Việt Nam. Đó là sứ mệnh thiêng liêng để góp phần bảo vệ đất nước, đập tan
các luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch. Muốn vậy phải phát huy hiwn nữa
vai trò của mỗi cán bộ, đảng viên cũng như của toàn thể nhân dân.
NP11
0 nhận xét:
Đăng nhận xét