Hiện nay, trong kỷ nguyên thông tin, các thế lực thù
địch không từ bất cứ thủ đoạn nào, triệt để lợi dụng internet, mạng xã hội để
tuyên truyền chống phá Đảng, Nhà nước và tổ chức Công đoàn Việt Nam trên nhiều
mặt trận, nhiều lĩnh vực, ảnh hưởng lớn đến sự phát triển kinh tế - xã hội.
Việt Nam hiện có hàng trăm loại mạng
xã hội khác nhau. Hầu hết các mạng xã hội lớn tại Việt Nam đều là các mạng xã
hội của các công ty nước ngoài, cung cấp dịch vụ xuyên biên giới vào nước ta.
Facebook vẫn là mạng xã hội được sử dụng nhiều nhất tại Việt Nam, tiếp đến là
Zalo, Youtube, Facebook Messenger, TikTok, Instagram, Mocha, Google+, LINE,
Flickr, Pinterest. Bên cạnh đó còn có các ứng dụng nhắn tin có độ bảo mật cao
như Telegram, Mocha, Viber, Skype, Whatsapp. Lợi dụng internet và mạng xã hội,
các thế lực thù địch đã lập hàng nghìn trang web, blog, hàng trăm loại báo chí,
nhà xuất bản và các đài phát thanh truyền hình có chương trình tiếng Việt (như
“Tiếng nói thống nhất dân chủ”, “Hồn Việt”…), tổ chức nhiều cuộc hội thảo, tọa
đàm, làm việc trực tiếp với các tổ chức, cá nhân phản động trong và ngoài nước…
để xuyên tạc, nói xấu chế độ. Chúng núp dưới chiêu bài “nhân quyền”, “dân chủ”,
“dân oan”, “dân tộc”, “tôn giáo”, “chủ quyền lãnh thổ”, cổ xúy đa nguyên, đa
đảng... Trong những ngày ngần đây thế lực thù địch lại chuyển hướng tấn công
mạnh vào hoạt động của tổ chức công đoàn, các thế lực phản động xuyên tạc trắng trợn
rằng, công đoàn hiện nay không còn phát huy vai trò là tổ chức bảo vệ quyền lợi
cho người lao động; hoạt động của tổ chức công đoàn ở các doanh nghiệp, nhất là
doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chỉ mang tính hình thức, không dám đấu
tranh với lãnh đạo doanh nghiệp, với ông chủ; họ cũng chỉ là người làm thuê và
chịu sự quản lý của người sử dụng lao động và thậm chí, có thể bị sa thải nếu
làm trái ý chủ doanh nghiệp...
Như chúng ta đã biết Công đoàn có vai
trò là trường học đấu tranh giai cấp, Công đoàn vận động, tổ chức công nhân,
lao động đấu tranh chống lại giai cấp tư sản, bảo vệ quyền, lợi của công nhân,
lao động. Cuộc đấu tranh của Công đoàn ngày càng phát triển, từ đấu tranh kinh
tế sang đấu tranh chính trị với mục đích lật đổ giai cấp thống trị xoá bỏ chế độ
người bóc lột người, giành chính quyền về tay giai cấp công nhân. Ngày nay, trong điều kiện nền kinh tế
hàng hoá nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa, vai trò của Công
đoàn Việt nam ngày càng khẳng định. Hiến
pháp nước Công hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1992) chương I. Điều 10 đã ghi
rõ: “Công đoàn là tổ chức chính trị - xã hội của giai cấp công nhân và của người
lao động. Cùng với cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội chăm lo bảo
vệ quyền lợi của cán bộ, công nhân, viên chức và người lao động khác, tham gia
quản lý Nhà nước và xã hội, tham gia kiểm tra, giám sát hoạt động của cơ quan
Nhà nước, tổ chức kinh tế, giáo dục công nhân, viên chức và những người lao động
khác xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”.
Trong thời gian qua hoạt động của các tổ chức công đoàn cả nước
nói chung ở các doanh nghiệp nói riêng thực sự hoạt động thực sự hiệu quả; các
tổ chức này luôn đóng vai trò là điểm tựa, động viên, bảo vệ quyền lợi chính
đáng, hợp pháp, khuyến khích người lao động hăng say lao động, phát huy sáng kiến,
cải tiến kỹ thuật và là lực lượng nòng cốt trong thực hiện mục tiêu “dân giàu,
nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”. Thông qua nhiều hoạt động đa dạng,
phong phú, tổ chức công đoàn giúp cho công nhân hiểu biết về hoạt động sản xuất,
kinh doanh của doanh nghiệp; nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm;
nêu cao tinh thần trách nhiệm trong sản xuất và công tác; thi đua giỏi việc nước,
đảm việc nhà, lao động sáng tạo; đồng thời, tuyên truyền trong công nhân, viên
chức, người lao động về đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của
Nhà nước; nắm bắt tình hình tư tưởng, tâm tư, nguyện vọng của công nhân, viên
chức, người lao động để kịp thời phản ánh, kiến nghị với Đảng, Nhà nước nghiên
cứu, giải quyết; đồng thời, tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về lao
động, về tổ chức công đoàn trong công nhân, viên chức, người lao động và người
sử dụng lao động thuộc các thành phần kinh tế, nhất là ở khu vực kinh tế ngoài
nhà nước và có vốn đầu tư nước ngoài…
Để tiếp tục
phát huy và nâng cao hiệu quả đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù
địch đối với tổ chức Công đoàn, trong thời gian tới cần thực hiện một số giải
pháp sau:
Một là, tiếp tục thực hiện có hiệu quả các chỉ thị, nghị quyết
của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư về bảo vệ tư tưởng của
Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới.
Nâng cao hiệu quả việc thực hiện Nghị quyết số 35-NQ/TW với thực hiện Nghị
quyết Hội nghị Trung ương 4 (khóa XII) về xây dựng, chỉnh đốn Đảng.
Hai là, nâng cao hiệu quả công tác chăm lo, đại diện và bảo vệ
các quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng của người lao động, tham gia giải quyết
việc làm, cải thiện đời sống vật chất, đời sống văn hóa tinh thần của người lao
động.
Ba là, chủ động nắm bắt diễn biến tư tưởng, tâm tư nguyện
vọng, bức xúc của đoàn viên, công nhân viên chức lao động để có biện pháp giải
quyết, uốn nắn những lệch lạc, sai trái.
Đứng trước các luận điệu xuyên tạc
trên cán bộ công đoàn và mỗi cá nhân cần phải có trách nhiệm lan tỏa những
thông tin chính thống, chất lượng, chuẩn mực, gương người tốt, việc tốt theo
phương châm “lấy cái đẹp dẹp cái xấu”. Đó là cách để nhân rộng những điều tốt,
cổ vũ những mặt tích cực, có ý nghĩa xây dựng xã hội. Mặt khác, cần tuyên
truyền để tự thân mỗi cán bộ, đoàn viên, công nhân viên chức lao động xây dựng
cho mình một cách tiếp cận thông tin nhạy bén, hiệu quả, đảm bảo uy tín, chất
lượng; đồng thời tăng cường học tập, trau dồi kiến thức để phân biệt, loại bỏ
những thông tin xấu, độc, có hại.
MĐ11
0 nhận xét:
Đăng nhận xét