Văn
kiện Đại hội Đảng lần thứ XIII đã đánh giá toàn diện kết quả công tác, bài
học kinh nghiệm của nhiệm kỳ qua. Trong đó, đối ngoại là một trong các lĩnh vực
nhận được sự quan tâm cao. Về thành tựu công tác đối ngoại, Đại hội đã đánh
giá: “Quan hệ đối ngoại và hội nhập quốc tế tiếp tục được mở rộng và đi vào
chiều sâu, tạo khuôn khổ quan hệ ổn định và bền vững với các đối tác.
Chủ động tham gia xây
dựng các nguyên tắc, chuẩn mực trong các thể chế đa phương khu vực và toàn cầu;
xử lý đúng đắn, hiệu quả quan hệ với các nước láng giềng, các nước lớn, các đối
tác chiến lược, đối tác toàn diện và các đối tác khác. Đối ngoại đảng, ngoại
giao nhà nước, đối ngoại nhân dân được triển khai đồng bộ và toàn diện. Tiếp
tục hoàn thiện và thực thi có hiệu quả cơ chế quản lý thống nhất các hoạt động
đối ngoại; tăng cường công tác bảo hộ công dân và công tác người Việt Nam ở
nước ngoài. Hội nhập quốc tế tiếp tục được triển khai chủ động, tích cực, tạo
không gian quan hệ rộng mở, tranh thủ được sự hợp tác, giúp đỡ của cộng đồng
quốc tế. Vị thế, uy tín, vai trò của Việt Nam trong khu vực và trên thế giới
ngày càng được nâng cao”. Công tác đối ngoại đã sát cánh cùng cả hệ thống chính
trị và toàn dân thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ chính trị lớn trong cả nhiệm
kỳ qua.
Tuy nhiên, công tác
đối ngoại trong những năm tới sẽ diễn ra trong bối cảnh chiến lược mới. Văn
kiện chỉ ra: Thế giới đang trải qua những biến động to lớn, diễn biến rất nhanh
chóng, phức tạp, khó dự báo, cả thách thức và cơ hội đều đan xen, trong đó
thách thức lớn hơn. Những chuyến biến của cục diện thế giới và khu vực tác động
nhiều mặt tới Việt Nam do chúng ta ngày càng hội nhập sâu rộng với thế giới và
khu vực. Nhiệm vụ đối ngoại do đó cũng càng trở nên quan trọng và nặng nề, vừa
nhằm thích ứng và ứng phó với bối cảnh thế giới và khu vực biến động mạnh, vừa
phục vụ những mục tiêu phát triển chiến lược của đất nước giai đoạn tới.
Trong bối cảnh
đó, Đại hội đã khẳng định rõ Việt Nam cần tiếp tục kiên trì đường lối
đối ngoại độc lập, tự chủ vì hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển, đa
phương hóa, đa dạng hóa và hội nhập quốc tế toàn diện và sâu rộng. Đây là nội
dung hết sức quan trọng, xuyên suốt trong đường lối đối ngoại của Đảng thời kỳ
Đổi mới. Độc lập tự chủ vừa là mục tiêu, vừa là nền tảng của đối ngoại Việt
Nam. Chỉ có độc lập tự chủ, chúng ta mới có thể hội nhập quốc tế thành công,
phát huy đầy đủ thế mạnh, phục vụ lợi ích quốc gia-dân tộc, xử lý được các mối
quan hệ quốc tế phức tạp trong môi trường đầy bất định, khó lường với nhiều cơ
hội và thách thức đan xen như hiện nay.
MĐ11
0 nhận xét:
Đăng nhận xét