Một là, “Tiếp tục phát huy vai trò tiên phong của đối ngoại
trong việc tạo lập và giữ vững môi trường hoà bình, ổn định, huy động các nguồn
lực bên ngoài để phát triển đất nước, nâng cao vị thế và uy tín của đất nước”.
Như đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã chỉ rõ tại Hội nghị Ngoại giao lần
thứ 28 (tháng 8/2013): Trong thời bình, công tác đối ngoại sẽ tiếp tục là một
mặt trận quan trọng, cùng với quốc phòng - an ninh đóng vai trò tiên phong, góp
phần bảo vệ an ninh, độc lập và chủ quyền đất nước.
Hai là, đối ngoại phải “Bảo đảm cao nhất lợi ích quốc gia – dân
tộc, trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản Hiến chương Liên Hợp Quốc và luật pháp
quốc tế, bình đẳng và cùng có lợi”. Đồng thời, Việt Nam không theo chủ nghĩa
dân tộc vị kỷ, hẹp hòi mà thúc đẩy lợi ích quốc gia – dân tộc trên cơ sở các
nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế, bình đẳng, hợp tác, cùng có lợi.
Ba là, Độc lập, tự chủ là cơ sở, tạo ra sức mạnh nội sinh để
nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế và chủ động, tích cực hội nhập quốc tế. “Hội
nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng” nghĩa là hội nhập đầy đủ trên các lĩnh vực,
các tầng nấc khác nhau với mức độ tham gia, đóng góp thực chất hơn, cam kết và
đan xen lợi ích cao hơn. Hội nhập quốc tế cũng phải bám sát, gắn chặt và phục
vụ trực tiếp nhiệm vụ phục vụ phát triển với việc “tích cực triển khai các cam
kết khu vực và quốc tế, lồng ghép với các chiến lược, chính sách, kế hoạch và
chương trình phát triển kinh tế-xã hội”.
Bốn là, tư duy về đối ngoại song phương và đa phương có
những bước phát triển mới. Về song phương, chúng ta cần tiếp tục đưa các
mối quan hệ đối ngoại song phương đi vào chiều sâu, đồng thời cần “tạo thế đan
xen lợi ích” và “tăng độ tin cậy”. Đối ngoại đa phương cần “chủ động tham gia,
tích cực đóng góp, nâng cao vai trò của Việt Nam trong xây dựng, định hình các
thể chế đa phương và trật tự chính trị - kinh tế quốc tế”, và “trong những vấn
đề, các cơ chế quan trọng, có tầm chiến lược đối với lợi ích Việt Nam, phù hợp
với khả năng và điều kiện cụ thể”.
Năm là, Về an ninh quốc gia, Kiên quyết, kiên trì đấu tranh, làm
thất bại mọi âm mưu, hành động can thiệp của các thế lực thù địch vào công việc
nội bộ, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, an ninh
quốc gia và ổn định chính trị đất nước”. Về bảo vệ chủ quyền, biển đảo: “Tiếp tục
thúc đẩy giải quyết các vấn đề trên biển, an ninh, an toàn hàng hải, hàng không
trên cơ sở luật pháp quốc tế, nhất là Công ước của Liên Hợp Quốc và Luật Biển
năm 1982.
Sáu là, Tạo điều kiện để đồng bào giữ gìn tiếng Việt, bản sắc văn
hóa dân tộc, nâng cao lòng tự hào, tự tôn dân tộc. Làm tốt công tác thông tin
tình hình trong nước, giúp đồng bào hướng về Tổ quốc, nhận thức và hành động
phù hợp với lợi ích quốc gia – dân tộc, có chính sách thu hút nguồn lực của
người Việt Nam ở nước ngoài đóng góp tích cực cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ
Tổ quốc”.
Bảy là, Chủ động xây dựng nền ngoại giao toàn diện, hiện đại với
ba trụ cột là đối ngoại đảng, ngoại giao nhà nước và đối ngoại nhân
dân”. Tính “toàn diện” thể hiện trên các chủ thể, địa bàn, cả song phương
và đa phương, trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, thông tin đối
ngoại, công tác về người Việt Nam ở nước ngoài, bảo hộ công dân…, qua đó phát
huy hiệu quả sức mạnh của tất cả các binh chủng./.
ĐL11
0 nhận xét:
Đăng nhận xét