Thứ Tư, 4 tháng 1, 2023

LẬT TẨY CHIÊU TRÒ LỢI DỤNG CÁC VẤN ĐỀ XÃ HỘI ĐỂ XUYÊN TẠC CỦA CÁC THẾ LỰC THÙ ĐỊCH


            Theo thống kê đến năm 2022, Việt Nam hiện có hơn 64 triệu người dùng Internet (chiếm 67% dân số); hơn 55 triệu người dùng (chiếm 57% dân số) và 436 mạng xã hội, nổi bật là Facebook, Zalo, Youtube, Instagram, Twitter, Tiktok, Google... đang hoạt động, đứng thứ 7 trong 10 quốc gia có số người sử dụng mạng xã hội nhiều nhất thế giới. Trung bình mỗi ngày người Việt Nam vào mạng xã hội hơn 2 giờ. Đối tượng sử dụng mạng Internet thường xuyên nhất là nhóm lứa tuổi từ 15-40 tuổi. Nhóm đối tượng này chủ yếu là học sinh, sinh viên và người lao động. Nhìn chung, họ là những người trẻ, có điều kiện tiếp cận với máy tính và mạng Internet, nhanh nhạy trong việc tiếp thu những tiến bộ khoa học công nghệ cũng như những trào lưu mới trên thế giới.

            Cũng chính vì thế mà hiện nay trên các trang mạng xã hội do các thế lực thù địch, phản động, phần tử cơ hội chính trị, bất mãn điều hành đưa ra hàng loạt bài viết sai trái, tiêu cực với nội dung liên hệ tình hình bất ổn ở một số nước trên thế giới và khu vực, cũng như các vụ việc gây bức xúc trong xã hội  trong thời gian qua như vụ Công ty Việt Á, những "chuyến bay giải cứu", mua sắm thiết bị trong lĩnh vực y tế, giáo dục… được phát hiện, xử lí. Qua đó, nhiều tổ chức, cá nhân bị kỉ luật; đã có những cán bộ cao cấp thuộc diện Trung ương quản lí bị khởi tố, bắt giam vì cáo buộc nhận hối lộ, lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ.

          Bên cạnh đó, đấu tranh phòng, chống tội phạm lĩnh vực kinh tế từ đầu năm 2022, nổi lên là vụ Trịnh Văn Quyết (chủ tịch FLC) với hành vi thao túng thị trường chứng khoán; vụ Đỗ Anh Dũng, chủ tịch Tân Hoàng Minh cùng đồng phạm thông qua phát hành trái phiếu lừa đảo, chiếm đoạt hơn 8.000 tỉ đồng (khoảng 320 triệu USD); vụ Vạn Thịnh Phát với hành vi gian dối phát hành, mua bán trái phiếu, chiếm đoạt hàng nghìn tỉ đồng của nhà đầu tư… Qua đó, chúng đưa ra các luận điệu như nào là chống tham nhũng tiêu cực ở Việt Nam vẫn chỉ “tắm từ vai” và chỉ nhằm vào những người không cùng cánh hẩu; nào là Công an sắp sửa “sờ gáy” tập đoàn này, doanh nghiệp kia, v.v. khiến một bộ phận dư luận, nhà đầu tư dao động, làm ảnh hưởng tới thị trường chứng khoán nói riêng, sự phát triển của nền kinh tế nói chung.

          Không chỉ tung hỏa mù, gây ngờ vực vào quyết tâm và hiệu quả chống tham nhũng, tiêu cực, các thế lực thù địch còn đặt vấn đề: Càng chống thì tiêu cực, tham nhũng càng nhiều; muốn chống tham nhũng hiệu quả, thì cần thay đổi thể chế… Những luận điệu sai trái, trơ trẽn nêu trên được một số người triệt để khai thác, lợi dụng, nhằm mục đích “giảm cường độ” và hiệu quả đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực; đảo ngược quá trình lành mạnh hóa, minh bạch hóa các hoạt động đầu tư, kinh doanh và thị trường chứng khoán cũng như nền kinh tế.

          Qua vấn đề này ta thấy, mỗi người dân cần nhận định và tiếp thu thông tin một cách có chọn lọc và cần có chính kiến đúng đắn về các vấn đề liên qua đến chính trị - xã hội của quốc tế, khu vực và trong nước để có cái nhìn khách quan và toàn diện nhất, tránh tiếp cận thông tin không đầy đủ, phiếm diện một chiều để dẫn đến những nhận định và phát ngôn sai với những gì Đảng, Nhà nước và Nhân dân ta đang hướng tới.

          Nhìn lại 3 năm qua, trong bối cảnh đại dịch COVID-19 hoành hành khiến hàng vạn người thiệt mạng, sản xuất đình đốn, tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế bị trùng xuống; tuy nhiên, dưới sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, mọi mặt đời sống xã hội, quốc phòng và an ninh vẫn được bảo đảm. Đáng mừng, từ cuối năm 2021, sản xuất, xuất khẩu phục hồi, tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam được nhiều tổ chức quốc tế đánh giá là sáng sủa nhất ở khu vực và châu Á… Trong đó IMF dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2022 đạt khoảng 7-7,5%; lạm phát trung bình thấp hơn so với mục tiêu 4% và thấp so với các nước trên thế giới và khu vực; các hoạt động sản xuất kinh doanh đang phục hồi mạnh mẽ và rộng khắp.

          Những thành tựu phát triển về mọi mặt của Việt Nam là minh chứng tiêu biểu, rõ ràng nhất cho thấy sự nghiệp cách mạng của nước ta đang đi đúng hướng. Đặc biệt, môi trường hòa bình, ổn định, tình hình an ninh, chính trị được giữ vững là nền tảng, cơ sở quan trọng, tiên quyết để thúc đẩy phát triển, đảm bảo tự do, dân chủ, nhân quyền. Do đó, việc “mượn gió bẻ măng”, lợi dụng tình hình bất ổn tại một số quốc gia, vùng, lãnh thổ trong khu vực và trên thế giới, những điểm đen trong nước để rêu rao, lan truyền các luận điệu kích động biểu tình, bạo loạn là hoàn toàn sai trái, cần nhận diện để đấu tranh.

HC11

 

                                                                            

 

 

 

 

 

0 nhận xét:

Đăng nhận xét