Giảo hoạt theo Từ điển Tiếng Việt nghĩa là những
kẻ hay dối trá, gian xảo, lừa lọc người khác một cách khó lường, xảo quyệt. Những
kẻ giảo hoạt lợi dụng lá bài nhân quyền để chống phá đất nước thường có nhiều
mưu mô, xảo trá để đổi trắng thay đen, đánh tráo bản chất về vấn đề, sự việc,
tình hình liên quan đến nhân quyền ở Việt Nam nhằm tạo ra hình ảnh xấu xa, tiêu
cực để đánh lừa dư luận, lấy cớ chống phá, gây áp lực tới Đảng, Nhà nước Việt
Nam.
Điển hình trong số này là Mạng lưới nhân quyền Việt Nam
(VNHRN) có trụ sở ở Mỹ, tổ chức vừa trao giải thưởng nhân quyền 2022 cho Nguyễn
Tường Thụy, Trần Đức Thạch và 5 đối tượng mà họ gọi là “Thành viên Liên minh
Dân tộc Việt Nam tự quyết”. Tất cả những người này hiện đều đang thụ án tù giam
ở Việt Nam. VNHRN coi những trường hợp này là dũng cảm “đấu tranh cho nhân quyền
và dân chủ bằng chính cuộc sống của họ”! Khi “vinh danh” các đối tượng phạm tội,
VNHRN đã dùng những mỹ từ đánh tráo bản chất để ca ngợi như: “Nhà báo Tường Thụy
từng là một cộng tác viên của Đài Á châu Tự do (RFA), bị kết án tù hồi tháng
1/2021 cùng với các thành viên khác của Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam, trong đó
có blogger Phạm Chí Dũng của VOA.
VNHRN
cũng tích cực móc nối, gây dựng quan hệ với hàng chục nhóm, tổ chức người Việt
ở nước ngoài như “Báo Tự do ngôn luận”, “Ủy ban Quốc tế tự do tôn giáo cho Việt
Nam”, “Tiếng dân kêu cứu”, “Diễn đàn dân chủ”, “Tập hợp thanh niên dân chủ”,
“Nhóm Thông luận”, “Đàn chim Việt”, “Mạng lưới Tuổi trẻ Việt Nam lên đường”,...
Trong đó, có những nhóm liên hệ chặt chẽ với Việt Tân, đã bị Bộ Công an xác
định là tổ chức khủng bố.
Số đối tượng được “vinh danh” năm 2022
gồm có Nguyễn Tường Thụy, Trần Đức Thạch, Lưu Văn Vịnh. Nguyễn Tường Thụy là
một trong số 40 thành viên của tổ chức tự xưng Hội Nhà báo độc lập Việt Nam,
với vị trí Phó Chủ tịch. Nguyễn Tường Thụy dùng nhiều bút danh để đăng tải bài
viết lên trang facebook cá nhân, trang của Hội Nhà báo độc lập với nội dung
xuyên tạc chủ trương, đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước.
Thực
tế cho thấy, những loại giải thưởng dạng trên được số đối tượng trong tổ chức
khủng bố lập ra vô số ở hải ngoại, nhằm "truyền lửa" cho số đồng bọn
trong nước đã bị bắt, xử lý bằng hình sự và giải thưởng này cũng phần nào để động
viên, an ủi thân nhân các đối tượng. Qua đây cho thấy sự "thâm ý" của
các thế lực phản động khi thông qua hình thức trao “giải thưởng” để khuếch
trương thanh thế, tạo chỗ dựa cho các đối tượng chống đối, đồng thời đây cũng
là thủ đoạn để chúng hợp thức hóa việc hỗ trợ về vật chất cho các đối tượng chống
đối trong nước qua các phần thưởng có giá trị tài chính lớn.
Qua
đây có thể thấy, vì ta đã làm tốt công tác phòng ngừa nên các thế lực thù địch
không thể trực tiếp xâm nhập về nước tiến hành chống phá cách mạng Việt Nam mà
phải thông qua số cơ sở nội địa ở trong nước và ngược lại, các đối tượng chống
đối ở nội địa cũng luôn trông ngóng các nguồn tài trợ từ bên ngoài để duy trì
hoạt động. Do vậy, các loại “giải thưởng” này được xem là “nguồn sữa nuôi dưỡng”
cho các âm mưu, hoạt động chống phá Việt Nam.
Như
vậy, chúng ta có thể khẳng định, việc trao giải thưởng chỉ là một vở kịch để
khuếch trương tên tuổi cho các “nhà dân chủ” giả hiệu. Bởi lẽ, các phần tử chống
đối Đảng, Nhà nước chỉ là phần thiểu số trong xã hội, nhưng để tăng cường “uy
tín”, phục vụ cho việc tập hợp lực lượng, các đối tượng chống đối trong nước
luôn tìm cách móc ngoặc, hợp tác với các phần tử phản động lưu vong ở bên
ngoài.
Chắc chắn, trong thời gian tới, để tiếp tục dung dưỡng,
lên dây cót cho các phần tử chống phá Việt Nam, “giải thưởng nhân quyền” vẫn là
chủ đề luôn thu hút được sự quan tâm, chú ý của những phần tử chống phá đất nước.
Do đó, mỗi người dân cần nêu cao tinh thần cảnh giác để nhận diện bản chất của
các giải thưởng quốc tế, tránh mơ hồ mất cảnh giác mà vô tình trở thành con bài
chính trị của các thế lực thù địch.
ĐH11
0 nhận xét:
Đăng nhận xét