Càng gần đến ngày bầu cử đại biểu
Quốc hội khoá XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026, các
thế lực thù địch, các đối tượng phản động, chống đối, cơ hội chính trị càng
ddien cuồng tiến hành nhiều hoạt động chống phá hết sức quyết liệt.
Với thủ đoạn xuyên tạc thông tin,
đưa ra những bình luận, nhận xét, đánh giá thiếu trung thực, phiến diện, một
chiều, quy chụp, các đối tượng xấu đang hướng lái dư luận theo hướng tiêu cực,
kích động tư tưởng hoài nghi về công tác bầu cử, gieo rắc nhận thức sai lầm
liên quan đến hoạt động bầu cử.
Một trong những nội dung được các
phần tử chống phá thực hiện, đó là sử dụng chiêu trò “tự ứng cử”, với mục đích
nhằm phá hoại bầu cử; đồng thời, thông qua việc tự ứng cử đại biểu Quốc hội,
các đối tượng đánh bóng tên tuổi của bản thân trong giới “dân chủ”. Khi không
đủ điều kiện và bị loại qua các vòng hiệp thương, các đối tượng này lên mạng xã
hội rêu rao những luận điệu hết sức sai trái như: chỉ có những người “theo phe”
Đảng Cộng sản mới có cơ hội ứng cử đại biểu Quốc hội; phải để các ứng cử viên
tự do tranh cử, dựa trên chữ ký của cử tri mà không cần phải trải qua hiệp
thương; Đảng Cộng sản cố tình “cản trở” người ngoài Đảng tự ứng cử vào đại biểu
Quốc hội v.v…
Như chúng ta đều biết, Pháp luật
Việt Nam quy định công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đủ mười tám
tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ hai mươi mốt tuổi trở lên có quyền ứng cử
vào Quốc hội, HĐND các cấp. Quyền bầu cử và ứng cử là của công dân, là quyền
được hiến định. Không ai có quyền cản trở việc công dân thực hiện những quyền
này. Thực tế, trong chương trình làm việc tại Kỳ họp 11, sáng 25/3, Quốc hội đã
nghe báo cáo kết quả triển khai công tác bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và
đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 từ khi thành lập Hội đồng Bầu cử quốc
gia đến tháng 3/2021: “Tổng số người ứng cử đại biểu Quốc hội là 1.084 người
(trong đó có 205 người do các cơ quan, tổ chức, đơn vị ở Trung ương giới thiệu,
803 người do các cơ quan, tổ chức, đơn vị ở địa phương giới thiệu, 76 người tự
ứng cử, đạt tỷ lệ bình quân 2,17 lần so với tổng số đại biểu Quốc hội được
bầu”. Đến thời điểm này, việc tiếp nhận hồ sơ đại biểu Quốc hội và HĐND các cấp
đã hoàn tất. Việc lựa chọn, giới thiệu người ứng cử ĐBQH, đại biểu HĐND đều
theo đúng quy trình, quy định; có sự lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ, diễn ra dân
chủ, bình đẳng, đúng trình tự pháp luật.
Quốc hội và Hội đồng nhân dân đều là
cơ quan đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân, do nhân
dân bầu ra, quyết định các vấn đề hệ trọng của đất nước và địa phương. Chính vì
vậy, những người tham gia ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND các cấp phải
đáp ứng những tiêu chuẩn nhất định. về phẩm chất, năng lực, sức khỏa, đặc biệt
phải liên hệ chặt chẽ với nhân dân, lắng nghe ý kiến của nhân dân, được nhân
dân tín nhiệm… Chính vì vậy, những kẻ không xứng đáng bị loại khỏi các vòng
hiệp thương là hoàn toàn xứng đáng.
Thực tế đã đập tan các luận điệu
xuyên tạc của các thế lực thù địch. Tuy nhiên, việc nâng cao cảnh giác, nhận
diện và chủ động đấu tranh, quyết liệt làm thất bại những thủ đoạn xuyên tạc,
gây rối, bôi nhọ, phá hoại của các thế lực thù địch và các phần tử bất
mãn, cơ hội chính trị là điều rất cần thiết và quan trọng hơn bao giờ
hết./.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét