Chủ Nhật, 11 tháng 4, 2021

CẦN PHÂN BIỆT GIỮA “DÂN CHỦ ĐÍCH THỰC” VỚI “MẠO DANH DÂN CHỦ” TB

                                                 

Dân chủ xã hội chủ nghĩa là quyền dân chủ của công dân không ngừng được mở rộng trong tất cả các lĩnh vực hoạt động của nhà nước, của xã hội mà cơ bản nhất là dân chủ về kinh tế. Trên lĩnh vực chính trị xã hội, quyền tham gia quản lý nhà nước của nhân dân và các đoàn thể quần chúng ngày càng được mở rộng về phạm vi, về độ sâu và phong phú đa dạng về các hình thức. Mục tiêu của dân chủ xã hội chủ nghĩa là nhằm xóa bỏ tệ nạn người bóc lột người và tạo ra ngày càng nhiều điều kiện để thực hiện triệt để công bằng xã hội, công lí cho mọi người, bình đẳng thực sự giữa nam với nữ, giữa các dân tộc, tạo cơ hội cho mọi công dân mưu sinh và mưu cầu hạnh phúc.

Từ cách tiếp cận như trên, nhìn vào thực tế hoạt động của mấy người tự nhận hoặc phong tặng lẫn nhau là “nhà đấu tranh dân chủ” để tiến hành “phong trào dân chủ” ở Việt Nam, không khó để nhận ra những con người và cái gọi là “phong trào” đó không hề xác định hay hướng tới giá trị dân chủ đích thực. Nguy hiểm hơn những con người, tổ chức tự xưng dân chủ này lại “rao giảng” về dân chủ, hay viết một, hai đơn từ kiện cáo, hoặc nói xấu cán bộ lãnh đạo hay một cơ quan Ðảng và Nhà nước là trở thành "nhà đấu tranh dân chủ”.  Từ đó xuyên tạc, chống phá quan điểm, đường lối của Đảng về dân chủ ở nước ta.

Mới đây, trong bài viết “Dân chủ giả cầy” Phạm Trần lại tiếp tục thuyết giảng về “dân chủ” và coi các tổ chức: Văn đoàn độc lập, Hội nhà báo độc lập, Nghiệp đoàn độc lập, Câu lạc bộ Lê Hiếu Đằng, Hội anh em dân chủ là những tổ chức dân chủ thực sự, đại diện và mang lại lợi ích  cho người dân…. Thực tế không phải như vậy, họ lập ra hàng trăm “hội nhóm” nhưng không “hội nhóm” nào có cương lĩnh hành động mang chất trí tuệ, chủ yếu xào xáo, lặp lại của nhau. Ðối với họ, “đấu tranh dân chủ” không phải là mục đích mà là chiêu bài, là nghề kiếm sống, là hưởng lợi từ tiền hỗ trợ của các hội đoàn chống cộng ở hải ngoại. Về bản chất, họ đang đi ngược lại quá trình dân chủ, vì dân chủ thật sự phải xuất phát từ nguyện vọng chính đáng của mọi người dân, chứ không buộc người dân đi theo quan niệm mà “nhà dân chủ” giả hiệu cổ súy. Chỉ tiếp cận từ tiêu chí “của nhân dân, do nhân dân” đã thấy cái gọi là “phong trào dân chủ” được quảng bá trên internet lại được một số tổ chức ở nước ngoài cổ vũ hoàn toàn đi ngược với khát vọng và cũng là mục tiêu mà toàn dân tộc Việt Nam đang phấn đấu đạt tới là xây dựng một nước Việt Nam “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”. Không có ý nghĩa nào khác, một “phong trào dân chủ” lại từ chối mọi cơ hội để xây dựng đất nước, tảng lờ thành tựu của xã hội mà chính họ thụ hưởng, mượn danh nghĩa dân chủ để chống chính quyền, lấy tham vọng và lợi ích kỷ của cá nhân thay thế nguyện vọng dân tộc,... thực chất chỉ là một “phong trào phản dân chủ”.

Xem xét tổng thể các vấn đề trên đây đã lý giải tại sao sau hàng chục năm cái gọi là “phong trào dân chủ” ở Việt Nam chỉ loay hoay và loanh quanh trong một nhóm người. Sự bất lực có thể đẩy con người tới hành vi thiếu sáng suốt, đó là nhân - quả của hoạt động và hệ lụy từ hoạt động của những người đang cố xây dựng một thứ "phong trào dân chủ" trái khoáy và phi lý. Phải chăng, vì không thể thực hiện tham vọng, vì bất lực, vì bị đe dọa “cắt nguồn tài trợ” từ bên ngoài,... mà gần đây họ có xu hướng cổ vũ cho mấy cuộc xuống đường tự phát, bột phát hành vi bạo lực? Hơn thế nữa, dường như họ còn có xu hướng muốn kết hợp cái gọi là "đấu tranh dân chủ" với chủ nghĩa dân tộc cực đoan qua hàng loạt các tuyên bố, thư ngỏ, bài viết, bình luận, tin tức trên internet nhằm kích động bạo lực.

Những ngày này, khi cả nước chuẩn bị tiến hành Đại hội XIII, một số người tự coi mình là “nhà dân chủ”, hay cái gọi là đám “dân chủ” lại xem đây là cơ hội để nói xấu Đảng, Nhà nước, phủ nhận bản chất dân chủ xã hội chủ nghĩa, phủ nhận những thành quả cách mạng, những thành tựu của công cuộc đổi mới và cuộc sống của người dân,  lợi dụng những vụ việc rồi vu cáo chính quyền, xuyên tạc, đưa ra các luận điệu vô trách nhiệm để mê hoặc bộ phận công chúng nhẹ dạ, cả tin... Ðây là thời điểm để chúng ta nhận diện, phân biệt đâu là người yêu nước chân chính, đâu là nhà hoạt động xã hội có ý thức trách nhiệm và đâu là người đang mượn danh nghĩa dân chủ để cản trở sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc.

Đối với chúng ta, một nền dân chủ thật sự chỉ đến từ các công dân có tinh thần tự chủ, yêu hòa bình, gắn bó với cộng đồng bằng tinh thần nhân văn, luôn biết kết hợp hài hòa giữa lợi ích của chính mình với lợi ích mọi người. Vì vậy, mỗi cán bộ, đảng viên và nhân dân một mặt cần phân biệt rõ giữa dân chủ đích thực và mạo danh dân chủ để lôi kéo, kích động chống phá Đảng, Nhà nước. Mặt khác nêu cao cảnh giác, kiên quyết đấu tranh với âm mưu của các thế lực thù địch để góp phần bảo vệ và giữ vững sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam./.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét