Mới đây trên trang mạng xã hội, Y Chan có giật tít:
“Túm tùm tụp về bầu cử: Bạn luôn có lựa chọn, kể cả khi không được lựa
chọn”. Bài viết đã đưa ra nhiều lập
luận quy chụp, bóp méo sự thật lịch sử và tiến trình bầu cử ở nước ta, gây
nhiễu loạn thông tin nhằm phủ nhận vai trò của Đảng, kích
động tư tưởng hoài nghi về công tác bầu cử, gieo rắc nhận thức sai lầm liên
quan đến hoạt động bầu cử. Nhân đây, cần khẳng định rõ với Y
Chan đôi điều về bầu cử ở Việt Nam.
Thứ nhất, sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối
với công tác bầu cử là hoàn toàn đúng quy định của pháp luật.
Hiến pháp là văn bản pháp luật cao nhất
của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã hiến định tại điều
4: "Đảng Cộng sản Việt Nam - Đội tiên phong của giai cấp công
nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt
Nam, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và
của cả dân tộc lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ
Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội". Cuộc bầu cử đại biểu
Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ
2021 - 2026, là sự kiện chính trị
quan trọng của đất nước, sẽ diễn ra vào ngày 23/5/2021, nhằm lựa chọn, bầu
ra những đại biểu tiêu biểu, xứng đáng đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền
làm chủ của Nhân dân trong Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp
nhiệm kỳ mới, góp phần tích cực vào việc xây dựng, củng cổ và hoàn thiện Nhà nước
pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân dưới sự lãnh
đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Bởi vậy, sự lãnh đạo của Đảng đối
với công tác bầu cử là hoàn toàn đúng quy định của pháp luật.
Đảng lãnh đạo công tác bầu cử là cơ sở
quan trọng để thống nhất trong công tác bầu cử, để mục tiêu cao nhất là lựa
chọn được người xứng đáng có điều kiện, tiêu chuẩn, cơ cấu hợp lý, đảm bảo làm
tốt vai trò đại điện cho nhân dân trong cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất là
Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp. Tiến trình bầu cử tuân
thủ một quy trình chặt chẽ, dân chủ, bình đẳng, khách quan, với tinh thần
thượng tôn pháp luật. Mỗi khâu trong tiến trình đó, các tổ chức và cá nhân có
liên quan phải hoàn thành trách nhiệm theo luật định. Quyền ứng cử, bầu
cử được quy định rõ ràng trong Hiến pháp, pháp luật và luôn được tôn trọng.
Việc ứng cử, đề cử đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp được
thực hiện một cách chặt chẽ theo Quy chế bầu cử, tiêu chí về phẩm
chất, năng lực của đại biểu, được tiến hành dân chủ từ cơ sở thông qua các hội
nghị cử tri, hội nghị hiệp thương. Nhân dân có toàn quyền lựa chọn những người
xứng đáng, đủ đức, đủ tài đại biểu cho mình trong các cơ quan quyền lực nhà
nước. Lựa chọn, giới thiệu người ứng cử và tự ứng cử được thực hiện theo một
quy trình thống nhất, trong đó việc tổ chức hiệp thương giữa các tổ chức chính
trị - xã hội bảo đảm theo đúng quy định của pháp luật. Tại nơi bỏ phiếu, bằng lá phiếu của
mình, cử tri sẽ quyết định ai là người xứng đáng để bầu vào Quốc hội và Hội
đồng nhân dân các cấp. Đây là một sự biểu hiện cụ thể tính chất ưu
việt của chế độ dân chủ nước ta trong bầu cử; phản ánh trình độ dân chủ của đất
nước dưới sự lãnh đạo của Đảng.
Thứ hai, bầu cử là quyền và nghĩa vụ của mỗi công dân Việt
Nam
Ở Việt Nam, quyền bầu cử là một trong những quyền chính trị
cơ bản của công dân được quy định trong Hiến pháp - đạo luật có hiệu lực pháp
lý cao nhất trong hệ thống pháp luật của Nhà nước ta. Điều 27 của Hiến pháp và Điều 2 của Luật Bầu cử đại
biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân quy định: “Tính đến ngày
bầu cử được công bố, công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đủ 18
tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ 21 tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc
hội, Hội đồng nhân dân các cấp”.
Như vậy, quyền bầu cử là một trong những quyền
chính trị cơ bản của công dân được Hiến pháp và pháp luật quy định nhằm bảo đảm
cho mọi công dân có đủ điều kiện thực hiện việc lựa chọn người đại biểu của
mình vào cơ quan quyền lực nhà nước. Quyền của công dân không tách rời nghĩa vụ
của công dân. Thông qua bầu cử, công dân trực tiếp bỏ phiếu bầu người đại diện
cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của mình, thay mặt mình thực hiện quyền
lực nhà nước, góp phần thiết lập bộ máy nhà nước để tiến hành các hoạt động
quản lý xã hội. Vì vậy, việc tham gia bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội
đồng nhân dân các cấp không chỉ là quyền lợi mà còn là nghĩa vụ, trách nhiệm
của mỗi công dân nhằm mục đích lựa chọn cho mình những người đại diện và trao
quyền cho họ thay mặt mình quyết định các vấn đề trọng đại của đất
nước, dân tộc.
Những luận điệu mà Y Chan đưa ra là hết
sức phản động, thể hiện rõ mưu đồ hòng phủ nhận sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt
Nam, phá hoai cuộc bầu cử Quốc hội
khóa XV và Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026. Chúng ta
cần cảnh giác và đấu tranh kiên quyết với những luận điệu này./.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét