Thời gian qua, trong khi nhân dân Việt Nam đoàn kết trên dưới một lòng để
đẩy lùi dịch bệnh COVID-19 thì một số cá nhân, tổ chức, các trung tâm phát
thanh thiếu thiện chí với Việt Nam đã đăng tải những thông tin bịa đặt, sai sự
thật về tình hình dịch bệnh.
Họ triệt để khai thác các ứng dụng
trên không gian mạng để chuyển tải những thông tin thiếu khách quan, trung thực,
bóp méo sự thật, “đổi trắng thay đen” về tình hình dịch bệnh nhằm gây ảnh hưởng,
xáo trộn tình hình chính trị - xã hội ở trong nước.
Với những thông tin hàm chứa sự hoài
nghi về công tác phòng, chống dịch COVID-19 tại Việt Nam , phủ nhận những kết
quả đạt được trong công tác phòng, chống dịch Covid của Việt Nam dưới sự lãnh đạo
của Đảng, quản lý, điều hành của Nhà nước, sự cố gắng, nỗ lực của các địa
phương, cùng sự đoàn kết của toàn dân.
Xuyên tạc, nói xấu Đảng, Nhà nước xin tiền của bà con kiều bào, các tổ chức
nước ngoài và nhân dân trong nước để phòng, chống dịch; Bộ Y tế mua vác xin kém
chất lượng,….
Như vậy, các luận điệu tuyên truyền mà họ đưa ra chủ yếu thông qua việc cắt
ghép từ nhiều nguồn tin khác nhau, nhận các nguồn tin từ các đối tượng phản động,
chống đối để bịa đặt, gán ghép theo hình thức “gắp lửa bỏ tay người”, “nói
không thành có”. Nói cách khác, họ không thông qua nguồn tin chính thống, mà chủ
yếu qua các kênh phản động, chống đối. Vậy, thông tin của họ có đáng tin cậy
không?
Có thể nói rằng, những thông tin sai lệch, thiếu căn cứ khoa học được các
đối tượng tung ra trong tình hình dịch COVID-19 đã để lại những hậu quả xấu đối
với xã hội. Về mặt khách quan, những thông tin bịa đặt sẽ gây hoang mang, dao động
trong nhân dân về công tác phòng, chống dịch của Chính phủ; gây ra sự kỳ thị,
xói mòn uy tín của các cơ quan chức năng đang làm nhiệm vụ, …
Trước những thông tin bịa đặt, xuyên tạc sự thật như vậy, mỗi người dân
chúng ta nên:
Thứ nhất: cảnh giác trước các thông
tin tuyên truyền sai sự thật về tình hình COVID-19. Ngoài ý thức chấp hành các
quy định của Chính phủ về công tác phòng, chống dịch, sự hướng dẫn của các cơ
quan chuyên môn về việc: Tránh tụ tập nơi đông người; hạn chế tối đa ra ngoài; …
Thứ hai: Tiếp nhận thông tin một cách khoa học, có chọn lọc, việc tiếp cận
nguồn thông tin ở những trang không chính thống, thiếu cơ sở khoa học có thể
gây nên tình trạng “ngộ nhận”, hiểu sai lệch về tình hình dịch COVID-19.
Thứ ba: Mỗi công dân cần nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật, đặc biệt là Luật
An ninh mạng có hiệu lực từ ngày 1-1-2019. Bởi lẽ, nếu như không tuân thủ các
quy định pháp luật về sử dụng Internet có thể dẫn đến việc bị xem xét xử phạt
vi phạm hành chính hoặc nặng hơn là bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Dịch COVID-19 đang diễn biến hết sức phức tạp, không chỉ Việt Nam mà cả
thế giới cần đoàn kết, đồng lòng để đẩy lùi dịch bệnh, đẩy lùi những thông tin
sai sự thật về dịch bệnh. Đó là trách nhiễm mà mỗi người dân cần phải thực hiện
trong thời điểm này.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét