Sau gần một thập kỷ dân chủ mong
manh, Myanmar lại quay lại dưới sự lãnh đạo của chính quyền quân sự sau cuộc
chính biến hôm 01/02. Bà Suu Kyi và Tổng thống Win Myint đã bị quân đội nước
này bắt giữ, sau khi đảng Liên đoàn quốc gia vì dân chủ (NLD) của họ giành
chiến thắng trong một cuộc bầu cử hồi tháng 11.
Phía quân đội cho rằng cuộc bầu cử
đã bị gian lận. Tuy nhiên, Ủy ban bầu cử của Myanmar đã bác bỏ các cáo buộc của
quân đội, nói rằng không có sai sót nào đủ lớn để ảnh hưởng đến độ tin cậy của
cuộc bỏ phiếu. Sau khi bắt giữ bà Suu Kyi và các quan chức cấp cao khác, quân
đội đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp kéo dài một năm. Sau khi tình trạng khẩn
cấp kết thúc, họ cho biết sẽ tổ chức “cuộc tổng tuyển cử tự do và công bằng”.
Cuộc chính biến ở Myanmar có thể
xuất phát từ nhiều nguyên nhân, nhưng sự kiện này có liên quan trực tiếp tới
vấn đề “phi chính trị hóa” lực lượng vũ trang. Lực lượng vũ trang là lực lượng
trọng yếu bảo vệ Đảng cầm quyền, bảo vệ chính thể, bảo vệ Tổ quốc và nhân dân
nhưng không trực tiếp đặt dưới sự lãnh đạo của một chính đảng nào, kể cả chính
đảng cầm quyền. Nói như cách nói của một số người thì đó là “quân đội trung
lập”, “đứng giữa”, “thuộc về nhân dân”, “đứng ngoài chính trị”… Có lẽ chính vì
điều đó mà quân đội ở những nước này có thể đảo chính bất cứ khi nào.
Ấy vậy nhưng ở Việt Nam, thời gian
qua, một số kẻ vẫn rêu rao những luận điệu đòi đa nguyên, đa đảng, đòi bỏ Điều
4 Hiến pháp năm 2013; đòi tam quyền phân lập; đòi “phi chính trị hóa” các lực
lượng vũ trang nhân dân,… Chúng cho rằng, Công an nhân dân, Quân đội nhân dân
phải từ nhân dân mà ra, phải thuộc về nhân dân, phải “trung lập”, “đứng giữa”,
không thuộc một đảng phái nào, “quân đội phải đứng ngoài chính trị”…
Đây rõ ràng là những luận điệu sai
trái, thù địch nhằm thực hiện âm mưu thâm độc là tách công an và quân đội ra
khỏi sự lãnh đạo của Đảng, tiến tới vô hiệu hóa vai trò lãnh đạo của Đảng đối
với công an, quân đội; làm cho lực công an, quân đội “tự diễn biến”, “tự chuyển
hóa”, mất phương hướng, mục tiêu, lý tưởng chiến đấu, xa rời bản chất giai cấp
công nhân, dẫn đến suy yếu về chính trị, tiến tới làm cho lực lượng vũ trang bị
vô hiệu hóa.
Với thủ đoạn này, các thế lực thù
địch, phản động không có gì khác là muốn làm cho Quân đội ta dần dần biến chất,
từ Quân đội cách mạng mang bản chất giai cấp công nhân, có tính nhân dân và
tính dân tộc sâu sắc, là công cụ bạo lực sắc bén của Đảng, Nhà nước, của Nhân
dân, do Nhân dân, vì Nhân dân trở thành kiểu quân đội tư bản, nhà nghề do giai
cấp tư sản lãnh đạo hòng xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, đe
dọa đến sự tồn vong của Nhà nước Việt nam xã hội chủ nghĩa.
Từ cuộc chính biến ở Myanmar một bài
học sâu sắc được rút ra với chúng ta đó là, phải giữ vững và tăng cường sự lãnh
đạo tuyệt đối, trực tiếp, về mọi mặt của Đảng đối với lực lượng vũ trang nhân
dân, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của các tổ chức đảng trong các
lực lượng vũ trang. Tuyệt đối không bao giờ được sa vào bẫy “phi chính trị hóa”
lực lượng vũ trang mà một số người vẫn đang rêu rao. Có như vậy, mới bảo vệ
được Đảng, Nhà nước, Nhân dân và sự phát triển của chế độ XHCN./.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét