CÁCH NHÌN KHÁCH QUAN VỀ VẤN ĐỀ BIỂN ĐÔNG
Biển
Đông là nơi tập trung những vấn đề chủ yếu liên quan đến mối quan hệ giữa Việt
Nam và Trung Quốc. Đáng tiếc đó lại là những vấn đề tiêu cực, trái với điều
Trung Quốc thường rêu rao là tình hình khu vực này ổn định (ngay cả khi xảy ra
sự việc ở bãi Tư Chính nửa cuối năm 2019 và những căng thẳng diễn ra trên biển
Đông trong thời gian vừa qua). Chính vì thế, chúng ta cần nhìn thẳng vào bộ mặt
thật của Trung Quốc trong giải quyết các vấn đề trên biển Đông và nhận thức
đúng về quan điểm của Đảng ta trong giải quyết các vấn đề liên quan đến biển
Đông.
I.
BỘ MẶT THẬT CỦA TRUNG QUỐC TẠI BIỂN ĐÔNG
Thứ
nhất, vấn đề COC - Quy tắc ứng xử của các bên ở Biển Đông. Tại cuộc họp thượng
định giữa ASEAN và Trung Quốc ở Bangkok mới đây, Trung Quốc đã trở mặt khi yêu
cầu khối các nước ASEAN không được để Việt Nam phá hoại tiến trình đàm phán
COC. Việt Nam phá hoại COC? Thật không đấy? Quá ngang ngược và hài hước khi trước
đó Trung Quốc luôn tìm cách trì hoãn COC. Tuy nhiên, đây lại chính là cơ hội tốt
để Việt Nam buộc nước lớn này phải đàm phán thực chất trên cơ sở kiến nghị của
tất cả 11 bên, đặc biệt với các nước có dự phần Biển Đông.
Thứ
hai, vấn đề “đường 9 đoạn”. Gần đây phía Trung Quốc đã giảm thiểu phát ngôn
chính thức từ phía nhà nước về đường 9 đoạn. Giáo sư Robert Beckman từ Đại học
Quốc gia Singapore ngày 6/1/2020 cho rằng Trung Quốc đang từ bỏ yêu sách đường
9 đoạn và thay thế nó bằng yêu sách chủ quyền đối với 4 cụm đảo (Hoàng Sa, Trường
Sa, Pratas/Đông Sa và Macclesfield/Tây Sa) mà họ cho rằng có cơ sở pháp lý vững
hơn (Nội sự đổi thay này càng cho thấy thế yếu cùng lòng tham khó bỏ của Trung
Quốc). Bởi họ biết sẽ không bao giờ tìm được cơ sở pháp lý cho đường 9 đoạn để
giải thích cho chính người Trung Quốc (chưa nói quốc tế) như tuyên bố hùng hồn
(rồi bỏ mặc đấy) của ông Ngô Sĩ Tồn nhiều năm về trước.
Bác
bỏ đường 9 đoạn không chỉ căn cứ vào tính pháp lý mà luật biển UNCLOS 1982 của
Liên hợp quốc đã xác nhận mà còn căn cứ vào tính mơ hồ mà Trung Quốc tuyên bố
sau khi công dân của họ vẽ ra con đường này. Tuyệt đối không thể vồ lấy mà nói
đấy là biên giới biển, biên giới quốc gia.
Thứ
ba, vấn đề Hoàng Sa và Trường Sa. Trung Quốc chẳng những nói đây là đất của tổ
tiên từ đời nhà Hán mà có lúc còn bảo, Trịnh Hòa thời Minh trong các lần xuất
dương đã tuyên chiếm các đảo này. Nhà báo Bertil Lintner trên trang Asia Times
ngày 15/11/2019 vạch rõ, Trịnh Hòa thậm chí chưa đi qua Biển Đông. Trong danh mục
700 điểm ở Đông Nam Á và Ấn Độ Dương mà ông này ghi lại, bao gồm cả những nơi rất
xa xôi như Adaman, Nicobar và Maldives, chẳng có một địa điểm nào thuộc về Biển
Đông. Phải có những người lãnh đạo biết rằng cấp dưới đã báo cáo sai sự thật và
phải có những cấp dưới có lương tâm chứ? Mà dù chủ quyền thuộc về ai – thuộc về
Việt Nam cũng vậy thì như phán quyết của Tòa trọng tài, “không một cấu trúc nào
ở Trường Sa có thể tạo ra các vùng biển mở rộng”
Thứ
tư, phải thừa nhận rằng, mặc dù Trung Quốc là nước lớn có tiềm lực quân sự hùng
mạnh, nhưng hầu như không có công ty, tập đoàn khai thác dầu khí quốc tế nào vì
lợi ích kinh tế chấp nhận lời mời chào của họ vào thăm dò, khai thác dầu khí
trong vùng mà Trung Quốc gọi là Vạn An (bãi Tư Chính) cũng như trong phạm vi đường
9 đoạn, ngoại trừ tập đoàn năng lượng Crestone (Mỹ) năm 1992. Nhưng trước sự phản
đối của Việt Nam, tập đoàn này sau đó đã rút lui và Việt Nam đã xây dựng thêm 3
nhà giàn ở đây để khẳng định chủ quyền. Cho đến nay, không một công ty nước
ngoài nào còn có mặt theo lời kêu gọi của Trung Quốc. Thất bại đó có thể là lý
do chủ yếu khiến Trung Quốc đã luôn yêu cầu COC phải có điều khoản ràng buộc
“không hợp tác khai thác tài nguyên với các nước ngoài khu vực”.
II.
TÍNH ĐÚNG ĐẮN CỦA VIỆT NAM TRONG GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ BIỂN ĐÔNG
Thứ
nhất, sự ủng hộ của quốc tế. Sự ủng hộ này gần như tuyệt đối khi các nước khẳng
định mọi cách làm của Việt Nam đều dựa trên trật tự và quy tắc quốc tế, trong
đó bao gồm Công ước Liên hợp quốc về luật biển (UNCLOS), cũng như quyền bảo vệ
chủ quyền bằng các biện pháp hòa bình. Trong vụ việc liên quan đến bãi Tư Chính,
Bộ Ngoại giao Mỹ đã nhiều lần lên tiếng phê phán Trung Quốc, ủng hộ Việt Nam.
Nhiều nước trong khu vực như Nhật, Ấn, Úc,… cũng đã lên tiếng với những cách
khác nhau. Dư luận truyền thông, báo chí ủng hộ Việt Nam khá mạnh mẽ. Không một
quốc gia nào lên tiếng bênh vực Trung Quốc.
Thứ
hai, thế giới đánh giá ra sao trước những phản ứng của Việt Nam trong vấn đề Biển
Đông? Với cả dư luận chính giới và truyền thông, Việt Nam được đánh giá cao khi
phản ứng tích cực trước những lợi ích hợp pháp bị xâm phạm nhiều nhất và liên tục.
Tờ Straits Times (Singapore) viết: Hà Nội phản ứng mạnh nhất trong số các quốc
gia tuyên bố chủ quyền. Hãng RFI dẫn Asia Times nhận định Việt Nam hầu như là
quốc gia duy nhất trong cuộc chiến chống lại nỗ lực của Bắc Kinh nhằm kiểm soát
Biển Đông, với ba mặt liên kết: ngoại giao; thăm dò, khai thác; giảm phụ thuộc
kinh tế. Trên cơ sở “sự nhạy bén chiến lược” và “tính kiên trì đặc trưng”.
Trang The Diplomat (Nhật) đánh giá phản ứng của Việt Nam là “rất bình tĩnh và
kiềm chế”. Quan sát một cách tinh tế, trang này cũng tổng kết phản ứng của Việt
Nam bao gồm năm thành phần: một, triển khai lực lượng để khẳng định chủ quyền
và giám sát hòa bình; hai, tiếp cận qua đường ngoại giao và các cách thức có thể
bày tỏ sự phản đối, yêu cầu đối phương rút lực lượng phi pháp; ba, khẳng định sự
tuân thủ triệt để luật pháp và trật tự quốc tế; bốn, kêu gọi sự hỗ trợ của quốc
tế; năm, kiểm soát chặt chẽ việc đưa tin, ngăn chặn mọi hành vi bạo lực.
Việt
Nam đã trở thành Ủy viên Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2020-2021 và
chính thức tiếp nhận cương vị Chủ tịch ASEAN năm 2020. Đây vừa là cơ hội, vừa
là thách thức, nhất là trong cương vị Chủ tịch ASEAN. Tiếp quản và xây dựng khối
các quốc gia này như thế nào, chúng tôi cho rằng tiêu ngữ và cũng là chủ đề mà
thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu lên: “Một ASEAN gắn kết và chủ động thích ứng”
là đúng đắn và hợp lý.
Có
thể hiểu “gắn kết” cũng là đoàn kết nhưng khái niệm này vừa chặt chẽ lại vừa mở
hơn, thiết thực hơn, là cái có thể đạt được và hợp lý trong tình hình bên
trong, bên ngoài ASEAN hiện nay. Còn “chủ động thích ứng” lại càng mở, không ai
có thể bắt bẻ.
Những
vấn đề nêu trên là những cơ sở để chúng ta hiểu rõ hơn về âm mưu của Trung Quốc
và đối sách đúng đắn, hợp lý của Việt Nam. Dù thế nào chúng ta cũng phải luôn ủng
hộ đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước ta trong giải quyết vấn đề biển
Đông. (ĐBT)
0 nhận xét:
Đăng nhận xét