Thứ Hai, 23 tháng 12, 2019

Phạm Đình Trọng kẻ phản quốc, bán rẻ nhân cách


Ngày 27/11/2018 trên một số trang mạng phản động có đăng các bài viết “Đối thoại”, “Thiếu trí tuệ: Sự diệt vong tất yếu của Đảng Cộng Sản” của đối tượng Phạm Đình Trọng. Các bài viết thể hiện sự hằn học cá nhân, tìm mọi cách dựng chuyện vu khống, bôi nhọ, xuyên tạc sai sự thật về tình hình dân chủ, nhân quyền ở nước ta hiện nay.

 Đối tượng Phạm Đình Trọng nhận định: “Trong Nhà nước cộng sản, người dân bị coi thường, bị khinh bỉ, bị sỉ nhục nặng nề nhất, bị đối xử tàn tệ, nhẫn tâm nhất”. Đây là nhận định chủ quan vô căn cứ với động cơ kích động, xuyên tạc, làm cho mọi người nhận thức không đúng về tình hình thực tiễn ở Việt Nam hiện nay. Phạm Đình Trọng cần thấy rằng: Việt Nam là một quốc gia độc lập, có chủ quyền, mọi người dân đều được sống tự do, bình đẳng trước pháp luật, đều được tôn trọng, thụ hưởng các phúc lợi xã hội như học tập, giáo dục, vui chơi, giải trí, khám chữa bệnh, được tham gia vào mọi lĩnh vực hoạt động của đời sống xã hội. Phải chăng những người bị coi thường khinh bỉ mà Phạm Đình Trọng có ý định bênh vực chính là những kẻ vi phạm pháp luật, coi thường kỷ cương phép nước, lợi dụng dân chủ hoạt động chống Đảng, Nhà nước.
Với sự thiển cận về chính trị, Phạm Đình Trọng cho rằng “Ở Việt Nam người dân không có quyền con người, không có quyền công dân”. Đây là một luận điệu sai trái, phản động. Đảng cộng sản và Nhà nước Việt Nam luôn khẳng định, con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển; là trung tâm của các chính sách kinh tế- xã hội. Vì vậy, thúc đẩy và bảo vệ quyền con người là nhân tố quan trọng cho sự phát triển bền vững, bảo đảm thực hiện thắng lợi công cuộc đổi mới và sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Hiện nay, chúng ta đang tiến hành hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng. Vì vậy, khi tiếp cận và xử lý vấn đề quyền con người, Đảng và Nhà nước ta luôn kết hợp hài hòa các chuẩn mực, nguyên tắc chung của luật pháp quốc tế với những điều kiện đặc thù về lịch sử, chính trị, kinh tế – xã hội, các giá trị văn hóa, tôn giáo, tín ngưỡng, phong tục, tập quán của Việt Nam để bảo đảm cho người dân được hưởng thụ quyền con người một cách tốt nhất.
Thực tiễn cũng đã khẳng định từ sau Cách mạng Tháng 8 năm 1945 thành công đến nay, Nhà nước Việt Nam luôn quan tâm, chăm lo đến việc bảo đảm quyền con người. Điều đó được hiến định trong Hiến pháp và quy định trong hệ thống pháp luật. Điều 14 Hiến pháp 2013 khẳng định “Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật”. Điều này hoàn toàn thống nhất với Bộ luật Nhân quyền quốc tế và phù hợp với thực tiễn của Việt Nam, về các quyền dân sự, chính trị được hệ thống pháp luật Việt Nam quy định. Như vậy có thể thấy Hiến pháp và hệ thống pháp luật Việt Nam bảo đảm quyền con người, đồng thời xem quyền con người như là một tiêu chí cơ bản trong xây dựng và sửa đổi pháp luật, những năm qua việc bảo đảm các quyền con người về chính trị, kinh tế, dân sự, xã hội và văn hóa ngày càng tốt hơn, vì vậy cộng đồng quốc tế đã tín nhiệm bầu Việt Nam vào Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc với số phiếu tín nhiệm cao. Tất cả những vấn đề đó đã hoàn toàn bác bỏ các nhận định phản động của Phạm Đình Trọng như đã nêu ở trên.
Tóm lại, những vấn đề mà Phạm Đình Trọng nêu ra trong các bài viết của mình là sai sự thật, cố tình xuyên tạc tình hình và những giá trị nhân quyền, dân chủ của đất nước ta hiện nay. Do vậy, chúng ta cần hết sức cảnh giác trước những luận điệu xuyên tạc của Phạm Đình Trọng cũng như các đối tượng phản động khác./.


0 nhận xét:

Đăng nhận xét