Với mục tiêu xuyên suốt không thay đổi của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch là xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản, xóa bỏ chế độ xã hội chủ nghĩa, thời gian gần đây, nhất là khi chúng ta đang chuẩn bị và tổ chức đại hội Đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, chúng càng đẩy mạnh thực hiện chiến lược “diễn biến hòa bình”, thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” một cách toàn diện, trong đó họ đang sử dụng thủ đoạn là tập trung tác động vào nhận thức, tâm lý, tình cảm, niềm tin của nhân dân đối với Đảng và chế độ XHCN; xuyên tạc chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; bôi đen hình ảnh, thành tựu của đất nước, hình ảnh lãnh tụ. Họ thường lợi dụng những hạn chế, thiếu sót của ta để “chính trị hóa” các vấn đề về kinh tế - xã hội, từ đó tác động, làm thay đổi nhận thức về chủ trương, đường lối, chính sách pháp luật của Đảng, Nhà nước. Một mặt, họ ra sức kêu gọi thúc đẩy “dân chủ đa nguyên”, thay đổi thể chế chính trị, đổi tên Đảng, tên nước, sửa cương lĩnh, hiến pháp, “phi chính trị hóa” quân đội, công an; thực hiện “tam quyền phân lập” ở Việt Nam. Chính vì vậy, đấu tranh phản bác các quan điểm, luận điệu sai trái, thù địch bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trước việc chuẩn bị, tổ chức đại hội Đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIII của Đảng là nhiệm vụ trọng yếu, cấp bách, là trách nhiệm của cấp ủy, tổ chức Đảng, của hệ thống chính trị và mọi cán bộ, đảng viên. Để công tác đấu tranh phản bác các quan điểm, luận điệu sai trái, thù địch bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng có hiệu quả, các cấp ủy Đảng cần tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt một số nội dung cơ bản sau đây:
Một là, thường xuyên lãnh đạo, chỉ
đạo phát huy vai trò của cấp ủy, tổ chức Đảng, người đứng đầu, ban chỉ đạo, cơ
quan chức năng các cấp, nhất là vai trò, trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng
viên; quan tâm lãnh đạo toàn diện lý luận chính trị, tư tưởng, văn hóa, văn học
nghệ thuật, báo chí; tích cực đấu tranh trên các phương tiện truyền thông, mạng
xã hội; quản lý chặt chẽ tình hình chính trị nội bộ, nắm, dự báo, xử lý kịp
thời những vấn đề tư tưởng nảy sinh.
Hai là, thường xuyên bám sát các vấn
đề, sự kiện, cung cấp thông tin, định hướng tư tưởng, tạo thế chủ động trong
mặt trận đấu tranh trên internet, mạng xã hội. Với phương châm chỉ đạo công tác
tư tưởng phải đi trước, đón đầu; không để “khoảng trống” thông tin để các thế
lực thù địch lợi dụng, xuyên tạc chống phá, Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo 35
các cấp cần quan tâm biên soạn các tài liệu chuyên khảo, tham khảo, xây dựng
ngân hàng comment làm tài liệu phục vụ tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận
thức, kỹ năng đấu tranh cho các lực lượng. Thực hiện tốt việc cung cấp thông
tin cho cán bộ theo định kỳ, gặp mặt các đồng chí cán bộ nghỉ hưu, nghỉ công
tác hằng năm; chủ động gặp các cán bộ có quan điểm khác với chủ trương, đường
lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước để cung cấp thông tin, định
hướng tư tưởng, tạo sự đồng thuận về nhận thức và hành động.
Ba là, thường xuyên tổ chức các cuộc tọa đàm, trao đổi kinh
nghiệm giữa các lực lượng chức năng, lực lượng nòng cốt chuyên sâu, các hội
nghị rút kinh nghiệm và các cuộc “diễn tập” đấu tranh phản bác các quan điểm
sai trái, thù địch. Với phương châm vừa làm, vừa rút kinh nghiệm, cấp ủy, tổ
chức Đảng cơ quan, đơn vị cần quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo việc tổ chức các cuộc
tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ, hội nghị rút kinh nghiệm theo hướng thiết thực,
hiệu quả, “cầm tay, chỉ việc”. Chú trọng tổ chức một số cuộc “diễn tập” đấu
tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trên internet, mạng xã hội làm
cơ sở cho các lực lượng hoàn thiện, phát triển kỹ năng đấu tranh. Lực lượng đấu
tranh nòng cốt chuyên sâu phải thường xuyên được trau dồi kiến thức, nâng cao
trình độ lý luận, bổ sung kinh nghiệm thực tiễn. Các thông tin đấu tranh phải
trung thực, khách quan, vì lợi ích lâu dài của dân tộc, của đất nước, mang tính
Đảng, tính khoa học, tính xây dựng cao.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét