Đấu tranh vạch
trần sự lừa bịp của luận điểm “Quân đội phải trung lập về chính trị” và tăng cường
các biện pháp xây dựng Quân đội vững mạnh về chính trị là hai nhiệm vụ gắn bó
chặt chẽ với nhau trong quá trình xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam cách mạng,
chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại.
“Quân đội phải trung lập về chính trị” là luận
điểm đã có từ lâu, mà các đảng chính trị đối lập ở những nước đi theo chế độ đa
đảng thường sử dụng để hạn chế quân đội “can dự” vào những tranh giành chính trị
của các đảng phái. Ngay từ năm 1905, V.I.Lênin đã chỉ rõ: “... những câu nói của
bọn tôi tớ của nền chuyên chế về tính trung lập của quân đội, về sự cần thiết
phải giữ cho quân đội đứng ngoài chính trị v.v. là giả dối, rằng những lời nói
đó không thể mong được binh lính đồng tình một chút nào”.
Trong những
thập niên cuối của thế kỷ XX, khi thấy rằng phương thức chống phá chủ nghĩa xã
hội bằng biện pháp gây chiến tranh xâm lược không hiệu quả, chủ nghĩa đế quốc
đã đẩy mạnh chống phá bằng chiến lược “diễn biến hòa bình”. Một trong các thủ
đoạn mà họ sử dụng là đưa khẩu hiệu “quân đội phải duy trì tính trung lập về
chính trị” vào các nước xã hội chủ nghĩa, nơi chỉ có một đảng (Đảng Cộng sản)
lãnh đạo, nhằm thực hiện “phi chính trị hóa” lực lượng vũ trang cách mạng, mà
thực chất là nhằm tách quân đội khỏi sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, vô hiệu hóa
vai trò của quân đội là công cụ bạo lực của Đảng, của Nhà nước trong công cuộc
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Thủ đoạn này đã được họ áp dụng
thành công ở Liên Xô trước đây; khi những người lãnh đạo Đảng, Nhà nước và Quân
đội Liên Xô tự rời bỏ nguyên tắc xây dựng quân đội về chính trị của chủ nghĩa
Mác - Lênin, mắc những sai lầm rất nghiêm trọng, như: tự xóa bỏ cơ chế lãnh đạo
của Đảng Cộng sản đối với quân đội, làm cho Quân đội Liên Xô bị “phi chính trị
hóa” và bị vô hiệu hóa.
Đối với nước
ta, từ nhận định rằng, hiện nay Đảng Cộng sản Việt Nam còn nắm chắc quân đội,
chưa thể xóa bỏ được vai trò lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước và xã hội, chưa
thể xóa bỏ được chế độ xã hội chủ nghĩa, nên các thế lực thù địch với cách mạng
nước ta ráo riết thực hiện chiêu bài “quân đội phải duy trì tính trung lập về
chính trị”. Họ hy vọng rằng, một khi quân đội đã bị mê hoặc bởi khẩu hiệu đó, đội
ngũ cán bộ quân đội đã dao động, mất phương hướng chính trị, họ sẽ ra tay lật đổ
Đảng Cộng sản Việt Nam và thể chế chính trị xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam theo
đúng kịch bản “không đánh mà thắng”.
Để thực hiện
mưu đồ đòi “quân đội phải trung lập về chính trị”, các thế lực thù địch sử dụng
mọi biện pháp, cả về lý luận, tư tưởng lẫn hành động thực tiễn.
Trên lĩnh vực
lý luận, tư tưởng, họ thường lập luận rằng: quân đội là của nhà nước, nên chỉ
phục tùng nhà nước, chứ không phục tùng và chịu sự lãnh đạo của bất cứ chính đảng
nào; hoặc: hoạt động của quân đội chỉ để bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ quốc gia
và phục vụ nhân dân, nên chỉ phải trung thành với Tổ quốc và nhân dân chứ không
phải trung thành với bất kỳ tổ chức nào, v.v. Nghe thoáng qua, không ít người
ngộ nhận sự có lý của lập luận này, mà không hiểu rằng: đây là thủ đoạn lừa bịp,
nhằm chuyển lập trường chính trị của quân đội cách mạng sang lập trường của bọn
cơ hội chính trị, của giai cấp tư sản.
Trong hành động thực tiễn, những người cổ xúy cho
tư tưởng “quân đội phải trung lập về chính trị” yêu cầu một khi có biến động
chính trị, thì quân đội hãy án binh, bất động, không đứng về phe nào. Đối với
những nước đi theo chế độ xã hội chủ nghĩa, chỉ có một Đảng Cộng sản lãnh đạo
như nước ta, họ đòi xóa bỏ nguyên tắc “Đảng Cộng sản lãnh đạo quân đội”; hạ thấp,
đi đến đòi xóa bỏ hoạt động công tác đảng, công tác chính trị cùng hệ thống cơ
quan chính trị, cán bộ chính trị..., từ đó mà vô hiệu hóa vai trò của quân đội
trong cuộc đấu tranh bảo vệ chính quyền cách mạng.
Đối với Việt
Nam, để thực hiện mục tiêu nhất quán là xóa bỏ thành quả cách mạng và lái con
đường phát triển của đất nước sang quỹ đạo tư bản chủ nghĩa, trong nhiều năm
qua, các thế lực thù địch đẩy mạnh các chiến dịch vận động đòi thực hiện chế độ
đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập và lôgic tất yếu của tiến trình đó, nếu được
thực hiện, sẽ là xóa bỏ sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với Quân đội
nhân dân Việt Nam. Họ công khai đòi bỏ quy định sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản
Việt Nam đối với Nhà nước và xã hội; bỏ quy định “lực lượng vũ trang nhân dân
phải trung thành với Đảng Cộng sản Việt Nam” đã được ghi trong Hiến pháp nước Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Lợi dụng tình cảm của nhân dân ta với Chủ tịch Hồ
Chí Minh kính yêu, họ cố tình lờ đi hoàn cảnh lịch sử của sự kiện ngày
26/5/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh trao tặng Trường Võ bị Lục quân Trần Quốc Tuấn
(nay là Trường Sĩ quan Lục quân 1) lá cờ “Trung với nước, hiếu với dân”, để
xuyên tạc tư tưởng nhất quán của Người về vai trò lãnh đạo của Đảng đối với
Quân đội nhân dân Việt Nam, bằng lý lẽ: “Cụ Hồ không yêu cầu quân đội phải
trung thành với Đảng” (!). Đáng tiếc rằng, một bộ phận nhân dân, kể cả một số
cán bộ, đảng viên ta đã dao động trước những lý lẽ này.
Cần khẳng định
ngay rằng, mục tiêu hướng tới của những thủ đoạn nói trên là thúc đẩy sự “tự diễn
biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ Quân đội, làm cho Quân đội nhân dân Việt
Nam xa rời mục tiêu, lý tưởng cách mạng và sự lãnh đạo của Đảng; biến chất về
chính trị, tiến tới vô hiệu hóa vai trò của Quân đội là chỗ dựa vững chắc của Đảng,
Nhà nước và nhân dân trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Những thủ đoạn đó thật tinh vi và thâm hiểm, nhưng sai cả về lý luận và thực tiễn.
Thứ hai, quân
đội bao giờ cũng mang bản chất giai cấp của nhà nước đã tổ chức và nuôi dưỡng
nó; bởi quân đội là một thành phần của nhà nước, là công cụ bạo lực vũ trang của
nhà nước để bảo vệ thành quả mà lực lượng chính trị cầm quyền có được qua các
cuộc đấu tranh giành quyền lực.
Với tư cách
là một bộ phận của nhà nước, quân đội của bất cứ xã hội nào cũng đều phụ thuộc
vào đường lối chính trị của giai cấp cầm quyền; đồng thời, các lực lượng chính
trị cầm quyền bao giờ cũng tìm mọi cách để nắm chắc quân đội thông qua nhiều biện
pháp về chính trị, tư tưởng, tổ chức và chính sách. Do vậy, ngay từ khi xuất hiện,
quân đội đã “thấm đẫm” thứ chính trị của nhà nước và giai cấp nắm giữ quyền lực
trong xã hội; không có và không thể có thứ quân đội “trung lập về chính trị”,
hay “đứng ngoài chính trị” như giai cấp tư sản thường tuyên truyền, nhằm che giấu
bản chất giai cấp của quân đội các nước tư bản.
Xây dựng Quân
đội vững mạnh về chính trị, mà cốt lõi là tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, chăm
lo xây dựng bản chất giai cấp công nhân gắn liền với xây dựng tính nhân dân và
tính dân tộc của Quân đội ta là một bài học thành công của Đảng Cộng sản Việt
Nam và của Lãnh tụ Hồ Chí Minh trong việc vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác -
Lênin về xây dựng quân đội kiểu mới của giai cấp vô sản ở một nước có nền kinh
tế chậm phát triển. Lịch sử cách mạng Việt Nam đã kiểm nghiệm và khẳng định
tính đúng đắn của bài học đó. Ngay từ ngày đầu thành lập, Đội Việt Nam Tuyên
truyền Giải phóng quân đã được tổ chức theo mô hình có chi bộ Đảng lãnh đạo;
bên cạnh người đội trưởng, có một cán bộ chính trị chuyên làm công tác chính trị
theo đường lối của Đảng.
Đấu tranh vạch
trần sự lừa bịp của luận điểm “Quân đội phải trung lập về chính trị” và tăng cường
các biện pháp xây dựng Quân đội vững mạnh về chính trị là hai nhiệm vụ gắn bó
chặt chẽ với nhau trong quá trình xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam cách mạng,
chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại. Đó là trách nhiệm của cả hệ thống
chính trị dưới sự lãnh đạo của Đảng, trước hết là sự nỗ lực của bản thân cán bộ,
chiến sĩ Quân đội ta./.
DM.11
0 nhận xét:
Đăng nhận xét