Loại quan điểm này luôn luôn lợi dụng những sai lầm, khuyết điểm của Đảng
ta; lợi dụng những khó khăn, hạn chế của chúng ta, hay lợi dụng tình trạng có
một số đảng viên có chức quyền tham nhũng, quan liêu để qua đó nói xấu, xuyên
tạc bản chất của Đảng, cho Đảng ta là quan liêu, tham nhũng, xa dân, không vì
lợi ích của Nhân dân; gây chia rẽ, mất đoàn kết nội bộ. Lợi dụng sự sụp đổ, khó
khăn của chủ nghĩa xã hội để phủ định con đường lên chủ nghĩa xã hội. Những kẻ
xấu thậm chí còn dùng thuật ngữ Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, dùng “lời
lẽ” của Đảng, Nhà nước ta để chống lại chính hệ tư tưởng, chủ trương, đường
lối, chính sách của chúng ta thông qua việc chống tiêu cực. Vì khi làm như vậy
chúng mới “lừa” được những quần chúng nhân dân chất phác, ngây thơ, những người
ít am hiểu lý luận và thực tiễn. Cũng có những ý kiến thuộc dạng này khi lợi
dụng việc phát biểu của cá nhân đồng chí cán bộ lãnh đạo, quản lý nào đó chưa
chặt chẽ chúng cắt, ghép, trích dẫn không đầy đủ tung lên mạng xã hội với dụng
ý hạ bệ uy tín cá nhân các đồng chí lãnh đạo. Qua đó muốn hạ uy tín của Đảng
ta. Để đấu tranh, phóng chống có hiệu quả với hành vi này; yêu cầu mỗi cá nhân,
tổ chức cần thực hiện tốt một số nội dung, yêu cầu sau:
Một là, đứng vững trên lập trường của
chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, chủ trương, đường lối của Đảng
Cộng sản Việt Nam, chính sách của Nhà nước Việt Nam để đấu tranh phê phán các
quan điểm sai trái, thù địch.
Hai là, phân biệt rõ quan điểm thù
địch, quan điểm sai trái và xem xét xem chúng thuộc loại nào, trên cơ sở đó có
các phương pháp đấu tranh, phê phán cụ thể, phù hợp, hiệu quả. Đối với các quan
điểm thù địch, phải kiên quyết, kiên trì đấu tranh chống lại, bác bỏ toàn diện,
triệt để trên nhiều phương diện lý luận, pháp lý, lịch sử, khoa học, thực tiễn.
Phân biệt những quan điểm sai trái do nhận thức chưa đúng, chưa đầy đủ với
những quan điểm sai trái do cố ý, cố tình để có phương thức đấu tranh phù hợp.
Ba là, vận dụng uyển chuyển nguyên
tắc khách quan trong đấu tranh, phê phán quan điểm sai trái, thù địch.
Bốn là, quán triệt nguyên tắc dân chủ
trong đấu tranh, phê phán quan điểm sai trái, thù địch.
MĐ.11
0 nhận xét:
Đăng nhận xét