Chủ Nhật, 14 tháng 8, 2022

KHÔNG THỂ BÓP MÉO, XUYÊN TẠC, PHỦ NHẬN SỨ MỆNH LỊCH SỬ CỦA GIAI CẤP CÔNG NHÂN


Có thể nói, sứ mệnh lịch sử toàn thế giới của giai cấp công nhân hiện đại là phát kiến vĩ đại của C.Mác. Bằng cái nhìn duy vật lịch sử, C.Mác và Ph.Ăngghen đã luận chứng về sứ mệnh của giai cấp công nhân trong toàn bộ học thuyết của mình, song tập trung nhất là ở lý luận về chủ nghĩa xã hội khoa học.

Tuy nhiên, thời gian qua, một số người nhận thức chưa đầy đủ hoặc sai lệch về sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân, thậm chí, có đối tượng còn cố tình xuyên tạc, phủ nhận sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân. Để góp phần phê phán các nhận thức sai lệch này và bảo vệ, phát triển Chủ nghĩa Mác là nhiệm vụ chung của chúng ta hiện nay.

Trước hết ta thấy, chủ nghĩa xã hội khoa học khoa học đã làm rõ những tất yếu, quy luật cùng những điều kiện, lực lượng, động lực, lộ trình để thực hiện sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân. Xã hội hóa trong sản xuất kinh tế và dân chủ hóa trong đời sống chính trị-xã hội là những tiền đề của chủ nghĩa xã hội khoa học do chính quá trình phát triển của chủ nghĩa tư bản tạo ra. Một trong những đặc điểm tiêu biểu của chủ nghĩa xã hội khoa học là nền sản xuất phát triển cao được xây dựng trên cơ sở xác lập chế độ công hữu những tư liệu sản xuất chủ yếu. Đây là một tất yếu xuất phát từ yêu cầu xã hội hóa của sản xuất công nghiệp, được thực hiện thông qua tự giác thực hiện quy luật quan hệ sản xuất phải phù hợp với trình độ của lực lượng sản xuất. Lý luận về sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân là cốt lõi của lý luận về chủ nghĩa xã hội khoa học.

Bên cạnh đó, trong cuộc đấu tranh tư tưởng hiện đại, vấn đề sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân là trọng điểm đấu tranh của cả giai cấp công nhân và giai cấp tư sản, chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa tư bản cùng nhiều sắc thái chính trị-xã hội khác nhau. Họ biết rõ rằng, sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân là cốt lõi của chủ nghĩa xã hội khoa học và phủ nhận được sứ mệnh này là phủ nhận vai trò lãnh đạo cách mạng của giai cấp công nhân và đảng cộng sản. Gần đây, trong xu thế phát triển của thế giới với trình độ kinh tế tri thức và hướng tới cách mạng công nghiệp 4.0, cũng có ý kiến cho rằng, “trong kinh tế tri thức thì sứ mệnh lịch sử là của trí thức chứ không phải của công nhân”. Đây là một nhận thức không đầy đủ.

Một giai cấp muốn đảm nhận sứ mệnh xác lập một hình thái kinh tế-xã hội mới, nhất thiết phải đáp ứng các điều kiện trên. Đội ngũ trí thức không hội đủ các điều kiện ấy. Ngộ nhận về sự tăng lên của vai trò trí thức trong phát triển hiện đại đôi khi khiến người ta lãng quên những mối quan hệ, các đặc điểm và vị thế của trí thức trong tồn tại xã hội. Trí thức có công khái quát những tri thức lý luận và nâng cao trình độ nhận thức của phong trào công nhân. Trí thức có thể cùng với giai cấp công nhân và nhân dân làm nên lực lượng của cách mạng XHCN. Thực hiện sứ mệnh lịch sử của mình, giai cấp công nhân cần đến sự hợp tác của trí thức và tự mình nâng cao tri thức, kỹ năng lao động hiện đại. Nhưng đảm nhận vai trò lãnh đạo cách mạng XHCN thì chỉ có giai cấp công nhân mới đủ cơ sở, điều kiện, năng lực thực tế.

Có thể khẳng định rằng, sứ mệnh lịch sử toàn thế giới của giai cấp công nhân là một học thuyết về giải phóng và phát triển hiện đại do C.Mác, Ph.Ăngghen và V.I.Lênin luận giải một cách khoa học, hệ thống. Đây là vũ khí tư tưởng của các đảng cộng sản, của giai cấp công nhân trong cuộc đấu tranh với ý thức hệ tư sản và các thế lực thù địch với CNXH. Chúng ta cần luôn cảnh giác phát hiện và đấu tranh với những tư tưởng sai lầm, xuyên tạc để bảo vệ tính khoa học, tính cách mạng của lý luận về sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân và qua đó, bảo vệ chế độ XHCN cần được xem là nhiệm vụ thường trực.

Ở Việt Nam, chúng ta cần thấm nhuần sâu sắc rằng, thực hiện thành công sự nghiệp “đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa phát triển đất nước nhanh và bền vững” để tạo ra cơ sở vật chất cho CNXH và “xây dựng giai cấp công nhân hiện đại, lớn mạnh” cần được xem là những cơ sở hiện thực, phương hướng chính để làm rõ và khẳng định sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân Việt Nam đối với dân tộc và sự nghiệp xây dựng CNXH ở Việt Nam.

ĐL.11

0 nhận xét:

Đăng nhận xét