Cách mạng
Tháng Tám năm 1945 là một trong ba thắng lợi vĩ đại của cách mạng Việt Nam
trong thế kỷ XX. Tuy nhiên, các thế lực thù địch luôn xuyên tạc, phát tán các
luận điệu phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng đối với Cách mạng Tháng Tám 1945,
nhằm gieo rắc sự hoài nghi, từng bước phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng đối với
cách mạng. Đây là một luận điệu hiểm độc, cần kiên quyết đấu tranh bác bỏ.
Các thế lực
thù địch dùng nhiều luận điệu, chiêu bài, sử dụng phương tiện, diễn đàn, nhất
là mạng xã hội…để ngụy tạo sự kiện, xuyên tạc; nhân danh “khoa học”, hô hào “trả
lại sự thật lịch sử”, trong đó tập trung chủ yếu vào những luận điệu như: Cách
mạng Tháng Tám năm 1945, “không phải là cuộc cách mạng” mà chỉ là cuộc “đảo
chính”; Việt Minh, Cộng sản “cướp công” của Chính quyền Bảo Đại – Trần Trọng
Kim; Bảo Đại đã “tuyên bố độc lập từ ngày 11/3/1945”; Tổng khởi nghĩa Tháng Tám
năm 1945 “hoàn toàn tự phát…" Hoặc chúng xuyên tạc Cách mạng Tháng Tám
(1945) thành công khi đã có một “khoảng trống quyền lực”. Đảng Cộng sản, Việt
Minh, giành chính quyền là “ăn may”....
Các luận điệu
trên đều hướng đến mục tiêu: phủ nhận hoặc hạ thấp vai trò lãnh đạo của Đảng đối
với Cách mạng Tháng Tám năm 1945, từ đó, tiến tới bẻ cong sự thật, bôi đen chân
lý lịch sử, gây dao động, hoài nghi đối với vai trò lãnh đạo của Đảng, xóa bỏ
cơ sở lịch sử về vai trò lãnh đạo của Đảng đối với dân tộc Việt Nam.
Thực tế lịch
sử trước, trong và sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945 với những thắng lợi to lớn
của dân tộc Việt Nam gắn liền với vai trò lãnh đạo của Đảng đã bác bỏ những luận
điệu xuyên tạc, sai trái của các thế lực thù địch.
Trước tiên ta
thấy, Cách mạng tháng Tám năm 1945 là kết quả của sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng
thể hiện ở đường lối đấu tranh giành độc lập dân tộc, sự chỉ đạo tài tình, kiên
quyết và sự phấn đấu hy sinh của biết bao cán bộ, đảng viên.
Bên cạnh đó, Cách
mạng Tháng Tám (1945) thành công không phải do “ăn may” như các thế lực thù địch
xuyên tạc mà hoàn toàn do sự lãnh đạo chủ động sáng tạo của Đảng, tinh thần yêu
nước, đoàn kết của nhân dân. Về thời cơ: Đó là tình hình quốc tế chuyển biến
mau lẹ, lực lượng Đồng Minh chĩa mũi nhọn vào phát xít Nhật; quân đội Liên Xô tấn
công, đập tan quân Nhật ở Đông Bắc Á; quân Mỹ tấn công Nhật Bản, Nhật Hoàng
tuyên bố đầu hàng ngày 15-8-1945. Quân Nhật ở Đông Dương hoang mang, dao động. Về
nguy cơ: Lực lượng quân Nhật ở Đông Dương tuy có hoang mang, dao động nhưng
không có dấu hiệu rệu rã; quân Nhật vẫn tuyên bố “có trách nhiệm bảo vệ an
ninh” cho đến khi quân đồng minh vào... Bên cạnh đó, cách mạng Việt Nam còn đối
mặt nhiều thách thức, quân Tưởng (đi theo là các đảng phái phản động Việt Quốc,
Việt Cách) và quân Anh mang danh nghĩa Đồng Minh tiến vào Đông Dương, quân Pháp
đã ráo riết trở lại Đông Dương để nhằm khôi phục lại quyền thống trị đã mất về
tay Nhật. Do đó, hoàn toàn không có một “khoảng trống quyền lực” nào ở Việt Nam
vào Tháng Tám năm 1945.
Trong bối cảnh
đó, Đảng ta đã nhanh chóng, quyết đoán, sáng suốt đưa ra những quyết định phát
động Tổng khởi nghĩa đúng đắn, kịp thời giành chính quyền thắng lợi. Hiện thực
lịch sử đó đã bác bỏ luận điệu xuyên tác về sự “ăn may” của Cộng sản và Việt
Minh trong Cách mạng Tháng Tám năm 1945.
Thắng lợi của
Cách mạng Tháng Tám có giá trị to lớn đối với dân tộc Việt Nam đã đập tan xiềng
xích, kìm kẹp của chế độ thực dân, phong kiến, trở thành quốc gia độc lập, có
chủ quyền, chế độ dân chủ cộng hòa được thiết lập; nhân dân từ thân phận nô lệ
trở thành người làm chủ vận mệnh của mình. Có được kết quả vĩ đại ấy trước hết
và chủ yếu là do vai trò lãnh đạo của Đảng, đó là điều không thể phủ nhận trong
trang vàng lịch sử Việt Nam.
TN.11
0 nhận xét:
Đăng nhận xét