Lịch sử cách mạng Việt Nam đã chứng
minh, sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản là nhân tố quyết định mọi thắng lợi của
cách mạng cả trong thời kỳ giành, giữ chính quyền và công cuộc xây dựng, phát
triển Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa hiện nay. Nhận thức rõ vấn đề đó, thực
hiện chiến lược “diễn biến hòa bình” nhằm thay đổi chế độ chính trị tại Việt
Nam, hướng Việt nam đi theo quỹ đạo tư bản chủ nghĩa, các thế lực thù địch chú
trọng tấn công vào vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản.
Bên cạnh những hoạt động như tác
động, chuyển hóa; thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” nội bộ Đảng thì một
mũi tấn công trọng yếu, thường xuyên được các thế lực thù địch tiến hành thời
gian vừa qua là đẩy mạnh hoạt động phá hoại tư tưởng với nhiều luận điệu “tấn
công trực diện” vào vai trò lãnh đạo của Đảng. Thông qua các hoạt động phá hoại
tư tưởng để tác động nhằm thay đổi nhận thức, niềm tin của các tầng lớp nhân
dân, kể cả cán bộ, đảng viên vào vai trò lãnh đạo của Đảng, vào tính tất yếu của
sự ra đời và lãnh đạo cách mạng của Đảng, từ đó lôi kéo các tầng lớp nhân dân
vào con đường chống đối lại Đảng, hình thành nên các tổ chức, lực lượng chính
trị đối lập tại Việt Nam, tiến tới thiết lập cơ chế đa nguyên, đa đảng. Các thế
lực thù địch ngày càng tung ra hàng trăm, hàng nghìn các luận điệu khác nhau tấn
công vào vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Do tác động từ hoạt động phá hoại
tư tưởng của các thế lực thù địch, cộng với thiếu tu dưỡng, rèn luyện, không
tích cực học tập, quán triệt chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, cũng
như nhận thức chính trị còn non kém nên trong nội bộ Đảng cũng đã xuất hiện một
số cán bộ, đảng viên “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” về chính trị. Đáng chú ý
còn có một số người tỏ ra đồng tình, ủng hộ, thậm chí là cổ súy cho một luận điểm
phá hoại tư tưởng rất phổ biến, đó là chỉ thực hiện đa nguyên chính trị, đa đảng
đối lập thì Việt Nam mới có dân chủ, xã hội Việt Nam mới có thể phát triển sánh
kịp với các quốc gia khác trên thế giới. Và ngược lại, nếu vẫn duy trì chế độ một
đảng thì sẽ đồng nghĩa với độc tài, sẽ cản trở quá trình phát triển phát triển
của đất nước (!).
Đây
là một luận điệu hết sức nguy hiểm, bởi nó cố tình đánh đồng giữa vấn đề đa
nguyên, đa đảng với dân chủ và phát triển. Những người có nhận thức chính trị
không vững vàng có thể đễ dàng bị đánh lừa bởi luận điệu này, từ đó cổ súy cho
việc thiết lập cơ chế đa nguyên, đa đảng tại Việt Nam. Vì vậy, việc nhận diện đầy
đủ và đấu tranh phản bác, thuyết phục, vạch rõ những điểm giả dối, phản cách mạng,
phản khoa học trong luận điệu “đa nguyên, đa đảng đồng nghĩa với dân chủ, phát
triển” là vô cùng quan trọng trong cuộc đấu tranh tư tưởng, bảo vệ nền tảng tư
tưởng của chế độ hiện nay. Vì:
Một là, sự lãnh đạo duy nhất của Đảng Cộng
sản Việt Nam là sự lựa chọn tất yếu của lịch sử. Thực tiễn lịch sử cách mạng Việt
Nam đã chứng minh, sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với đất nước là sự
lựa chọn tất yếu của lịch sử, là nguyện vọng của toàn thể nhân dân; giải quyết
được cuộc khủng khoảng về đường lối giải phóng dân tộc. Nhiều phong trào yêu nước
đã xuất hiện như phong trào Cần Vương, khởi nghĩa Yên Thế, Yên Bái nhưng lần lượt
thất bại, rơi vào bế tắc. Trong bới cảnh đó, Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã tìm đến
chủ nghĩa Mác - Lênin và chính Người đã có công truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin
vào Việt Nam, hợp nhất ba tổ chức đảng thành một tổ chức thống nhất để đáp ứng
yêu cầu, nhiệm vụ cách mạng trong tình hình mới.
Hai là, Đảng Cộng sản đủ khả năng lãnh đạo
để đưa đất nước phát triển, không cần thiết phải thực hiện đa nguyên, đa đảng.
Điều này đã được lịch sử chứng minh. Năm 1945, chỉ 15 năm sau ngày thành lập với
chỉ khoảng 5.000 đảng viên, Đảng đã lãnh đạo toàn thể nhân dân làm nên cuộc Tổng
khởi nghĩa Tháng Tám lịch sử, lật đổ ách áp bức của thực dân, phong kiến, lập
ra Nhà nước Việt Nam dân chủ Công hòa, đưa nhân dân Việt Nam bước vào kỉ nguyên
mới, kỉ nguyên của độc lập, tự do. Tiếp sau đó, Đảng lại phải lãnh đạo nhân dân
làm nên hai cuộc kháng chiến thần thánh chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, làm
nên những chiến thắng vang dội và bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền của đất
nước…
Ba là, tiêu chí cao nhất của hoạt động
chính trị là ổn định xã hội bền vững và tăng trưởng kinh tế, an sinh xã hội được
bảo đảm, một đảng hay đa đảng, đa nguyên hay không đa nguyên cũng đều phải vì vấn
đề cốt lõi này.
Bốn là, dân chủ, phát triển không đồng
nghĩa với đa nguyên, đa đảng và thực hiện đa nguyên, đa đảng không đồng nghĩa với
sẽ có dân chủ và phát triển.
Vậy
về mặt thực tiễn, thực hiện đa nguyên, đa đảng không đồng nghĩa với việc sẽ có
dân chủ, không đồng nghĩa với việc sẽ đưa đất nước phát triển. Thực tiễn nhiều
nước đã chứng minh rằng, có những nước đa đảng nhưng vẫn thuộc loại nghèo nhất
trên thế giới. Tuy nhiên, cũng có những nước chỉ có một đảng lãnh đạo nhưng vẫn
là một nước rất phát triển với đời sống nhân dân sung túc. Điều đó có nghĩa là
đa nguyên, đa đảng không phải là cứu cánh cho sự phát triển, thực hiện đa đảng
không đồng nghĩa với việc đất nước sẽ phát triển. Vấn đề quan trọng nằm ở chỗ
không phải là đa đảng hay một đảng lãnh đạo mà quan trọng nhất là đường lối
lãnh đạo đúng đắn của đảng cầm quyền./.
LĐ.11
0 nhận xét:
Đăng nhận xét