Thứ Bảy, 17 tháng 10, 2020

GIỌNG LƯỠI CỦA LINH MỤC NGUYỄN NGỌC NAM PHONG (LHN)


Theo đó hoà theo giọng lưỡi cho rằng đó là một “phiên toà bất công” và nói rằng bản kết luận điều tra được nói đến trong phiên toà “là một trong muôn vàn bằng chứng mà nhà cầm quyền bất chấp sự thật, lương tri khi đưa nhưng người dân vô tội ra xét xử...”. Vị Linh mục chống đối có tiếng, nhiều năm mục vụ tại DCCT Thái Hà, hiện đã bị thuyên chuyển về tỉnh Dòng DCCT Việt Nam này đã cố gắng tấn công, bỉ bôi bằng việc cho rằng: “Điều tệ hại và độc ác nhất cho các nạn nhân Đồng tâm là ông chủ tịch nước chưa cần biết toà án sẽ tuyên thế nào, nhưng đã vội vàng trao tặng bằng khen cho ba công an chẳng may tử nạn. Hành động này của ông chủ tịch nước không khác nào nhát búa đóng vào bản án biến người vô tội thành có tội”.                  

Và khi vấn đề được nêu lên thì câu hỏi được đặt ra là tại sao Chủ tịch nước không đợi đến lúc phiên toà kết thúc mới vinh danh, ghi nhận công trạng và thể hiện sự biết ơn của đất nước, dân tộc đối với 3 cán bộ Công an hi sinh mà phải tiến hành không lâu sau khi họ hi sinh và vụ việc diễn ra?        

Để hiểu điều này, chúng ta nên chăng đi từ những kiến thức luật pháp có tính sơ đẳng, đó là một người chỉ thực sự có tội khi có bản án chính thức từ một phiên toà. Nguyên tắc này vì thế sẽ ảnh hưởng tới những điều liên quan, trong đó có chuyện mà Chủ tịch nước đã thực hiện với 3 cán bộ Công an hi sinh. Hay nói cách khác, tư cách, sự hi sinh của 3 người chỉ được khẳng định, vinh danh khi biết được họ hành động vì mục đích, lẽ sống cao đẹp, nhân danh pháp luật và không có bất cứ mưu đồ gì đằng sau đó. Bản chất hành vi của những kẻ gây nên cái chết thương tâm cho họ cũng được làm rõ với những mưu đồ đen tối, bẩn tưởi, vô nhân tính.

Đó là vấn đề được đặt ra từ câu chuyện được gợi mở.

Từ điều này, chúng ta sẽ thấy ngay một vấn đề khác, những điều đặt ra đó có cần phải bằng một phiên toà hay duy nhất bằng phiên toà để làm sáng rõ những điều đó? Và riêng vấn đề này xin thưa rằng, phiên toà là cần thiết và đó cũng là nơi công lý được thực thi, thể hiện rõ ràng nhất và trong 1 thiết chế pháp luật có vị trí thượng tôn thì đó là đỉnh cao và nơi hội tụ lớn nhất của những chế tài pháp luật!

Tuy nhiên với riêng vấn đề Đồng Tâm và những kẻ gây nên tội ác cho Đồng Tâm thì có lẽ không cần đến phiên toà đang diễn ra thì mọi thứ cũng đã quá sáng rõ. Sự vào cuộc của báo giới, sự đồng nhất của những tiếng nói của người trong cuộc đã cơ hồ làm rõ mọi thứ. Duy chỉ có những kẻ cứng đầu, đám ăn hôi mới ra sức phủ định và tìm cho được những cái lí do để bênh vực, cổ suý cho tội ác đã diễn ra đó!

Và những diễn biến trong phiên toà đang diễn ra khi chính kẻ chủ mưu và đám lâu la lần lượt nhận tội và những mong nhận được sự khoan hồng của pháp luật một lần nữa cho thấy: Việc Chủ tịch nước sớm truy tặng bằng Tổ quốc ghi công không phải là từ niềm tin hay bảo vệ cho những người đang ra sức phục vụ cho mình. Mà hơn hết, đó là sự lên tiếng của công lý.

 

0 nhận xét:

Đăng nhận xét